Nội dung chính của Công ước Viên 1980 (CISG) là gì? 

Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế 1980 (CISG) gồm 101 điều, được chia làm 4 phần với các nội dung chính sau:


Phần 1: Phạm vi áp dụng và các quy định chung (Điều 1 – Điều 13)

Phần này quy định trường hợp nào CISG được áp dụng, đồng thời nêu rõ nguyên tắc trong việc áp dụng CISG, nguyên tắc diễn giải các tuyên bố, hành vi và xử sự của các bên, nguyên tắc tự do về hình thức của hợp đồng, nguyên tắc áp dụng tập quán và thói quen.


Phần 2: Thành lập HĐ (trình tự, thủ tục ký kết HĐ) (Điều 14 – Điều 24)

Trong phần này, Công ước các vấn đề pháp lý đặt ra trong quá trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Công ước quy định về chào hàng, hiệu lực của chào hàng, thu hồi và hủy bỏ chào hàng; nội dung của chấp nhận chào hàng; khi

nào và trong điều kiện nào, một chấp nhận chào hàng là có hiệu lực và cùng với chào hàng cấu thành hợp đồng; thời hạn để chấp nhận, chấp nhận muộn; kéo dài thời hạn chấp nhận. Ngoài ra, Công ước còn có quy định về thu hồi chấp nhận chào hàng, thời điểm hợp đồng có hiệu lực.

Hình minh họa. Nội dung chính của Công ước Viên 1980 (CISG) là gì?

Phần 3: Mua bán hàng hóa (Điều 25 – Điều 88)

Phần này quy định các vấn đề pháp lý trong quá trình thực hiện HĐ như quyền và nghĩa vụ của người bán và người mua. Người bán có nghĩa vụ giao hàng và chuyển giao chứng từ, đặc biệt là nghĩa vụ đảm bảo tính phù hợp của hàng hóa được giao (về mặt thực tế cũng như về mặt pháp lý). Công ước nhấn mạnh đến việc kiểm tra hàng hóa được giao (thời hạn kiểm tra, thời hạn thông báo các khiếm khuyết của hàng hóa). Nghĩa vụ của người mua, gồm nghĩa vụ thanh toán và nghĩa vụ nhận hàng.

Các biện pháp mà Công ước cho phép người bán và người mua áp dụng khi một bên vi phạm hợp đồng bao gồm buộc thực hiện đúng hợp đồng, đòi bồi thường thiệt hại, hủy bỏ hợp đồng. Ngoài ra còn có quy định về giảm giá, về việc gia hạn thời hạn thực hiện nghĩa vụ, tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, vi phạm trước hợp đồng, việc áp dụng các biện pháp pháp lý trong trường hợp giao hàng từng phần, hủy bỏ hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ.

CISG cũng đề cập đến vấn đề miễn trách, hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng và bảo quản hàng hóa trong trường hợp có tranh chấp.


Phần 4: Các quy định cuối cùng (Điều 89 – Điều 101)

Phần này quy định về các thủ tục để các quốc gia ký kết, phê chuẩn, gia nhập Công ước, các bảo lưu có thể áp dụng, thời điểm Công ước có hiệu lực và một số vấn đề thủ tục khác.

Như vậy, với tính chất là một văn bản luật điều chỉnh về hợp đồng, CISG có các quy định về hầu hết các vấn đề pháp lý quan trọng trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng.

Bài viết liên quan