Chính phủ phát hành Công trái xây dựng Tổ quốc năm 2003 mang tên Công trái giáo dục nhằm huy động nguồn vốn hỗ trợ các tỉnh miền núi, Tây Nguyên và các tỉnh có nhiều khó khăn để thực hiện mục tiêu không còn phòng học 3 ca, không còn phòng học tranh tre, nứa lá, kiên cố hóa trường học theo quy định tại Nghị quyết số 09/2002/QH11 ngày 28 tháng 11 năm 2002 của Quốc hội.
1. Công trái là gì?
Công trái là khoản nợ vay của Nhà nước hoặc của chính quyền địa phương để chỉ tiêu cho mục đích công.
Công trái là một hình thức tín dụng nhà nước. Khoản nợ công trái được ghi trên giấy gọi là phiếu. Việc vay của chính quế nhà nước để bù đắp chỉ tiêu được áp dụng Phố PÉ” ở các nước. Công trái được phân chia làm nhiều loại, căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có công trái trong nước và công trái ngoài nước; căn cứ vào thời gian thanh toán nợ vay, có công trái ngắn hạn (dưới 1 năm), công trái trung hạn (từ 1 năm đến 5 năm), công trái dài hạn (từ 5 năm trở lên); căn cứ vào cấp chính quyền đứng ra tổ chức vay, có công trái của chính quyền trung ương (công trái Chính phủ), công trái của chính quyền địa phương. Trong lịch sử, công trái xuất hiện từ thời kì nhà nước chiếm hữu nô lệ. Nguyên tắc áp dụng công trái, có thể là tự nguyện hoặc bắt buộc. Trong các xã hội trước đây, công trái trở thành đòn bẩy quan trọng nhất của tích luỹ nguyên thuỷ tư bản. Trong thời kỳ đế quốc, công trái là môi trường đầu tư có lợi cho các nhà tư bản tài chính, các nhà nước tư bản lũng loạn đều có số nợ rất lớn. Ở Việt Nam, từ năm 1896 – 1938, chính quyền thực dân Pháp đã phát hành 13 lần công trái, gọi là công thải. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, theo Sắc lệnh số 112/SL ngày 16.7.1946, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã phát hành đợt công trái đầu tiên để huy động vốn cho chính quyền cách mạng. Qua các thời kỳ cách mạng, Nhà nước phát hành nhiều đợt công trái với các tên gọi như: công phiếu kháng chiến, công trái xây dựng Tổ quốc, trái phiếu công trình… Hiện nay, theo quy định của pháp luật, ở Việt Nam chỉ có chính quyền trung ương (Chính phủ) phát hành trái phiếu (công trái). Trái phiếu được phát hành theo nguyên tắc tự nguyện, gồm có các loại sau:
1) Tín phiếu kho bạc: công trái có thời hạn dưới một năm được phát hành để huy động vốn bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước trong năm ngân sách;
2) Trái phiếu kho bạc: Công trái có thời hạn từ một năm trở lên, được ban hành để bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước và chỉ đầu tư phát triển;
3) Trái phiếu công trình: công trái có thời hạn từ một năm trở lên, nguồn vốn huy động được sử dụng để đầu tư cho từng công trình cụ thể. Công trái có thể chuyển nhượng hoặc không chuyển nhượng, công trái bằng tiền hoặc bằng hiện vật.
Điều ước quốc tế đa phương quy định quyền và nghĩa vụ của các quốc gia thành viên đối với các vùng biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc chủ quyền, quyền tài phán quốc gia hoặc thuộc quyền sở hữu chung của toàn thể nhân loại.
Trong giai đoạn đầu, pháp luật quốc tế về biển bao gồm các nguyên tắc và quy phạm tập quán được thể hiện trong một số điều ước song phương hoặc đa phương liên quan đến nghề cá và tự do hàng hải. Phạm vi chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển và chế độ pháp lí của các vùng biển chỉ được ghi nhận trong các tuyên bố đơn phương của các quốc gia có biển. Nội dung của luật biển quốc tế chủ yếu do các cường quốc hàng hải và công nghiệp áp đặt trên nguyên tắc tự do biển, chủ quyền quốc gia hạn chế trong một dải biển rộng ba hải lý tiếp liền với bờ biển.
Sau nhiều năm thực hiện pháp điển hoá luật biển quốc tế, trong các năm 1958 và 1960 các hội nghị lần thứ nhất và thứ hai về luật biển họp tại Giơnevơ (Thụy Sĩ) với sự tham gia của 86 nước đã thông qua được một loạt công ước quốc tế về biển đầu tiên như Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải, Công ước về thềm lục địa, Công ước về công hải, Công ước về nghề cá và bảo vệ tài nguyên sinh z vật biển ở công hải và những vấn đề mới mà chưa có sự đồng thuận cũng đã được bàn xét tuy chưa có đáp án thích hợp.
Từ cuối thập niên 60 của thế kỉ XX, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật và của hoạt động khai thác tài nguyên biển và đáy đại dương, cùng với sự xuất hiện của hàng loạt các nước đang phát triển vừa giành được độc lập, đã đưa đến yêu cầu bức xúc tạo lập một trật tự pháp lí mới quốc tế trên biển và đại dương trong khuôn khổ trật tự thế giới mới.
Công ước được xây dựng dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc tại Hội nghị luật biển lần thứ III của Liên hợp quốc, bắt đầu từ năm 1973 và kết thúc vào năm 1982. Công ước được 119 quốc gia chính thức ký kết (trong đó có Việt Nam) tại Mông Tê Gô Bây (Giamaica) vào ngày 10.12.1982 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 16.12.1994. Công ước gồm có 320 điều; ngoài ra còn có 9 phụ lục và một định ước cuối cùng của Hội nghị luật biển lần thứ III của Liên hợp quốc được đính kèm theo như bộ phận cấu thành của Công ước. Công ước quy định không cho phép bảo lưu đối với bất kì điều khoản nào.
Việt Nam ký Công ước ngày tại Hội nghị Mông Tê Gô Bây năm 1982. Ngày 23.6.1994, Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 5 đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn Công ước. Ngày 14.7.1994, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Việt Nam đã gửi công hàm về việc phê chuẩn của Việt Nam đối với Công ước.
Công ước luật biển năm 1982 là một văn giạn quốc tế tổng hợp, toàn diện, bao quát được cáp vấn đề quan trọng nhất về chế độ pháp lý của biển và đại dương thế giới, quy định được những quyền lợi và nghĩa vụ về nhiều mặt của mọi loại quốc gia…
2. Mục đích phát hành công trái
Chính phủ phát hành Công trái xây dựng Tổ quốc năm 2003 mang tên Công trái giáo dục nhằm huy động nguồn vốn hỗ trợ các tỉnh miền núi, Tây Nguyên và các tỉnh có nhiều khó khăn để thực hiện mục tiêu không còn phòng học 3 ca, không còn phòng học tranh tre, nứa lá, kiên cố hóa trường học theo quy định tại Nghị quyết số 09/2002/QH11 ngày 28 tháng 11 năm 2002 của Quốc hội.
3. Đối tượng mua công trái
(i) Công dân Việt Nam ở trong nước và ngoài nước.
(ii) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
(iii) Người nước ngoài làm việc, cư trú ở Việt Nam.
(iv) Các cơ quan hành chính, sự nghiệp.
(v) Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
(vi) Doanh nghiệp Nhà nước.
(vii) Doanh nghiệp khác thuộc mọi thành phần kinh tế.
(viii) Tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
Đối tượng quy định tại khoản (iv), (v), (vi) và (vii) không được sử dụng kinh phí của ngân sách nhà nước cấp để mua công trái.
4. Loại tiền, kỳ hạn, thời gian phát hành công trái và lượng huy động
Công trái giáo dục được phát hành, thu và ghi bằng tiền Việt Nam, có kỳ hạn 5 năm tính từ thời điểm phát hành công trái.
Thời gian phát hành bắt đầu từ ngày 05 tháng 5 năm 2003.
Tổng mức vốn huy động là 2.000 tỷ đồng (hai nghìn tỷ đồng Việt Nam).
Hình thức và mệnh giá công trái
1. Công trái giáo dục phát hành theo hai hình thức:
– Công trái không ghi tên, in trước mệnh giá (dưới đây gọi là công trái không ghi tên);
– Công trái có ghi tên, không in trước mệnh giá (dưới đây gọi là công trái có ghi tên).
2. Phiếu công trái không ghi tên có mệnh giá tối thiểu là 50.000 đồng (năm mươi nghìn đồng) và mệnh giá tối đa là 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng).
Bộ Tài chính quy định cụ thể từng loại mệnh giá công trái cho phù hợp và thuận lợi cho người mua công trái.
3. Phiếu công trái có ghi tên được sử dụng trong trường hợp tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân mua công trái có giá trị từ 50.000.000 đồng (năm mươi triệu đồng) trở lên. Phiếu công trái có ghi tên chỉ được ghi mệnh giá tối đa là 10.000.000.000 đồng (mười tỷ đồng).
6. Phiếu công trái
Bộ Tài chính quy định kích thước, hình vẽ, hoa văn và các đặc điểm khác của phiếu công trái, bảo đảm thuận tiện cho việc sử dụng, bảo quản, cất giữ và chống làm giả.
Bộ trưởng Bộ Tài chính ký tên trên phiếu công trái.
Bộ Tài chính tổ chức việc in ấn, bảo quản, vận chuyển phiếu công trái theo đúng quy định của pháp luật.
7. Bảo đảm giá trị tiền mua công trái và lãi suất công trái
Trên cơ sở bảo đảm giá trị tiền mua công trái và tỷ lệ lãi suất theo quy định tại Pháp lệnh phát hành Công trái xây dựng Tổ quốc số 12/1999/PL-UBTVQH10 ngày 27 tháng 4 năm 1999, lãi suất ghi trên Công trái giáo dục được quy định là 8%/năm (bao gồm cả mức trượt giá hàng năm và tỷ lệ lãi suất 1,5%/năm) và lãi suất tính cho 5 năm là 40%.
Trường hợp mức trượt giá thực tế trong 05 năm cộng với lãi suất 5 năm lớn hơn 40% thì người sở hữu công trái được Nhà nước bù chênh lệch.
Trường hợp mức trượt giá thực tế trong 05 năm cộng với lãi suất 05 năm thấp hơn hoặc bằng 40% thì người sở hữu công trái vẫn được hưởng lãi suất 40% như ghi trên phiếu công trái đã phát hành.
8. Kỳ hạn thanh toán công trái
Tiền mua Công trái giáo dục được thanh toán đúng kỳ hạn 05 năm (đủ 60 tháng), gốc và lãi công trái được thanh toán một lần.
Trường hợp đến hạn, người sở hữu công trái chưa thanh toán, gốc và lãi công trái sẽ được bảo lưu trên tài khoản riêng chờ thanh toán. Thời gian quá hạn không được tính lãi.
9. Thanh toán trước hạn
Trong trường hợp đặc biệt, người sở hữu công trái có nhu cầu thanh toán trước kỳ hạn thì được thanh toán đầy đủ, kịp thời tiền gốc và được hưởng lãi tính trên số tiền ghi trên công trái như sau:
a) Thời gian mua công trái chưa đủ 12 tháng thì không được hưởng lãi.
b) Thời gian mua công trái từ đủ 12 tháng đến dưới 24 tháng thì được hưởng lãi là 8%.
c) Thời gian mua công trái từ đủ 24 tháng đến dưới 36 tháng thì được hưởng lãi là 16%.
d) Thời gian mua công trái từ đủ 36 tháng đến dưới 48 tháng thì được hưởng lãi là 24%.
đ) Thời gian mua công trái từ đủ 48 tháng đến dưới 60 tháng thì được hưởng lãi là 32%.
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể các trường hợp đặc biệt được thanh toán công trái trước kỳ hạn.
10. Quyền của người sở hữu công trái
Người sở hữu công trái có quyền bán, tặng, cho, để lại thừa kế hoặc sử dụng để cầm cố. Trong trường hợp đặc biệt, có quyền yêu cầu thanh toán trước hạn như quy định.
Người sở hữu công trái không được dùng công trái để thay thế tiền trong lưu thông, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác với Nhà nước.