Các chủ thể trong thương mại quốc tế

1. Cá nhân trong Thương mại quốc tế 

Cá nhân, với tư cách chủ thể trong thương mại quốc tế là thương nhân hội đủ các điều kiện mà pháp luật quy định. Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà luật pháp các nước có thể quy định một cách cụ thể hoặc không cụ thể các điều kiện đối với cá nhân khi tham gia quan hệ thương mại quốc tế với tư cách chủ thể.

Nếu pháp luật quy định một cách cụ thể các tiêu chuẩn của chủ thể là cá nhân thì chỉ những người có đầy dù tất cả những yêu cầu mà pháp luật quy định mới có thể trở thành chủ thể trong quan hệ luật thương mại quốc tế thì khi xem xét tư cách chủ thể của một người trong quan hệ thương mại quốc tế sẽ căn cứ vào các quy định đối với cá nhân là thương nhân trong quan hệ pháp luật thương mại trong nước đồng thời có bổ sung một số điều kiện nhất định. Nói cách khác, trong trường hợp này, cá nhân muốn trở thành chủ thể trong luật thương mại quốc tế phải là thương nhan trong quan hệ thương mại trong nước, đồng thời hội dù các điều kiện bổ sung theo quy định của pháp luật để có thể tham gia giao dịch thương mại quốc tế. Ví dụ: theo quy định của pháp luật Việt Nam thì người dù các điều kiện trở thành chủ thể trong hoạt động thương mại trong nước, nếu muốn hoạt động thương mại với nước ngoài thì phải có đầy đủ các điều kiện do Chính phủ quy định (Điều 73 LTM 2005).

Mặc dù có những quy định cụ thể khác nhau nhưng nhìn chung khi đề cập việc xác định tư cách chủ thể của cá nhân trong quan hệ thương mại nói chung và quan hệ thương mại quốc tế nói riêng, luật pháp của hầu hết các nước đều dựa trên hai tiêu chuẩn pháp lý liên quan trực tiếp tới cá nhân đó là: Các điều kiện về nhân thân và các điều kiện về nghề nghiệp của cá nhân.

– Các điều kiện về nhân thân

Điều kiện nhân thân của cá nhân là điều kiện pháp lý gán biến với một con người cụ thể. Theo quy định của pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới, việc xem xét điều kiện về nhân thân của một người để trở thành thương nhân không chỉ căn cứ vào năng lực pháp luật và năng lực hành vi của người đó mà còn căn cứ vào những yếu cẩu khác. Ví dụ: Người muốn trở thành chủ thể trong thương mại quốc tế không chì dù năng lực hành vi theo luật định mà còn phải tuân thủ các quy định khác của pháp luật như: không phải là người bị cơ

Nếu pháp luật không quy định cụ thể các điều kiện của chủ thể là cá nhân trong quan hộ của luật thương mại quốc tế quan có thẩm quyền tước quyền tham gia kinh doanh hoặc không phải là người đang chấp hành án phạt tù…

– Điều kiện về nghề nghiệp

Theo quy định của luật pháp nhiêu nước, đặc biệt là các nước phương Tây thì những người đang làm một số nghề nhất định sẽ không được tham gia hoạt động thương mại, trong đó có hoạt động thương mại quốc tế. Ví dụ: theo Luật thương mại của Cộng hoà Pháp thì những người làm các nghề như công chức, luật sư, bác sĩ, công chứng viên, chấp hành viên… không được tham gia hoạt động thương mại nói chung và thương mại quốc tế nói riêng với tư cách chủ thể. Theo quy dinh của pháp luật Việt Nam, thương nhãn là cá nhân phải là người hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên và có đăng ký kinh doanh (Điều 6 LTM 2005).

Nhìn chung, các quy định của nhà nước về tiêu chuẩn pháp lý để xác định tư cách chủ thể của cá nhân trong quan hệ thương mại quốc tế chi được áp dụng cho các công dân mang quốc tịch nước đó. Đối với công dân mang quốc tịch nước ngoài có được trở thành thương nhân để hoạt động thương mại quốc tế trên phạm vi lãnh thổ nước sở tại hay không, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào luật pháp của từng nước và tùy theo từng trường hợp cụ thể. Trong quan hệ quốc tế, để giải quyết vấn đề này, các nước thường ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế, trong đó thỏa thuận các nguyên tắc pháp lý trong việc xác định địa vị pháp lí của công dân nước ngoài.

Hình minh họa. Các chủ thể trong thương mại quốc tế

2. Pháp nhân trong thương mại quốc tế 

Pháp nhân là tổ chức được nhà nước thành lập hoặc công nhận khi hội đủ các điều kiện pháp lý theo quy định của pháp luật. Pháp nhân với tư cách là chủ thể trong quan hệ thương mại nói chung và trong quan hộ thương mại quốc tế nói riêng được tồn tại dưới nhiều hình thức như công ty, hãng kinh doanh… Theo quy định của pháp luật nhiêu nước trên thế giới, pháp nhân với tư cách chủ thể của quan hộ thương mại nói chung và thương mại quốc tế nói riêng được gọi là thương nhân. Các tiêu chuẩn pháp lý để xác định tư cách thương nhân của pháp nhân được quy định trong luật thương mại của các nước. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thương nhân là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp và có quyển hoạt động trong phạm vi ngành nghề tại các địa bàn, dưới các hình thức, bằng các phương thức mà pháp luật không cấm (khoản 1.2 Điểu 6 LTM 2005).

Trên nguyên tắc tự do kinh doanh trong thương mại quốc tế, pháp luật của hầu hết các nước cho phép mọi pháp nhân là thương nhân khi có đáy đủ điều kiện tham gia hoạt động thương mại trong nước thì cùng được phép tham gia hoạt động thương mại quốc tế. Tuy nhiên, do tính quan trọng và phức tạp của hoạt động thương mại quốc tế mà pháp luật của một số nước còn đưa ra một số điều kiện bổ sung để xác định tư cách chủ thể đối với loại thương nhân này.

Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập hoặc đăng kí theo pháp luật nước ngoài hoạt động tại nước sở tại. Trong quá trình hoạt động, thương nhân phải tuân theo pháp luật của nước nơi nó hoạt động. Ví dụ: theo quy định của pháp luật Việt Nam, thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhân. Thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam phải thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy dinh của pháp luật Việt Nam (Điểu 16 LTM 2005).


3. Quốc gia trong thương mại quốc tế 

Trong thương mại quốc tế, quốc gia tham gia với tư cách chủ thể trong hai trường hợp. Một là, ký kết hoặc gia nhập các điều ước quốc tế về thương mại; hai là, tham gia giao dịch thương mại với các chủ thể khác như cá nhân và pháp nhân.

Trong trường http thứ nhất, với tư cách chủ thể trong quan hệ quốc tế, quốc gia ký kết hoặc gia nhập các điều ước quốc tế. Trong đó, quốc gia thoả thuận với các quốc gia khác về quyền và nghĩa vụ của mình trong thương mại quốc tế. Ví dụ: khi kí kết Hiệp định chung thuế quan và thương mại (GATT) các nước thành viên đã cam kết thực hiện những điệu đà thỏa thuận; hoặc khi tham gia tổ chức thương mại thế giới (WTO) các nước thành viên phải tuân thủ quy chế và các quy định được ghi nhận trong các hiệp định của tổ chức này.

Trong trường hợp thứ hai. quốc gia tham gia quan hộ thương mại quốc tế với các chủ thể khác như cá nhàn và pháp nhân. Khi tham gia quan hô này, quốc gia luôn là chủ thể đặc biệt và dược hường quy chế đặc biệt. Theo đó. một số nguyên tắc trong giao dịch hợp đồng sẽ bị hạn chế áp dụng nếu các quốc gia tham gia với tư cách chủ thể khổng tuyên bố từ bỏ quyền miễn trừ của mình, cụ thể là:

Thứ nhất, nguyên tắc bình đàng. Vé mặt lý luận, khi tham gia ký kết hợp đồng dân sự nói chung và hợp đồng thương mại quốc tế nói riêng, các bôn chủ thể của quan hệ hợp đồng luôn bình đẳng với nhau. Tuy nhiên, trong quan hệ hợp đồng mà một bên chủ thể là nhà nước thì nguyên tắc bình đẳng háu như không được đặt ra. Nói cách khác, khi hợp đồng kinh doanh được ký kết giữa quốc gia và thương nhân (thể nhân hoặc pháp nhân) thì nguyên tắc bình đẳng giữa các bên chủ thể không được áp dụng. Bời vì, khác với các loại chủ thể khác như thổ nhãn và pháp nhân, quốc gia là loại chủ thể có chủ quyền. Quốc gia có quyển lối cao trong quan hộ dối nôi cũng như đối ngoại, về mặt thực tế, quốc gia có đầy đủ điều kiện để thực hiện quyền lối cao dó. Ví dụ: quốc gia có pháp luật, nắm cơ sở kinh tế, hệ thống ngân hàng, lien tệ, lực lượng lao động, nguồn tài nguyên thiên nhiên… để thực hiện quyền tố cáo của mình. Vì các điều kiện trên dãy mà khi tham gia quan hệ dân sự nói chung và quan hộ kinh doanh quốc tế nói riêng, quốc gia được hưởng quyền miễn trừ về chủ quyền (sovereign immunity).

Thứ hai, nguyên tắc chọn luật: về mặt lý luận, hợp đồng là sự thoả thuận của các bên chà thể, do đó các bên có quyền thỏa thuận tất cả những vấn đề mà pháp luật không cấm. Trên cơ sở của lý luận này, trong hợp đồng thương mại quốc tế, các bên có quyền thỏa thuận tất cả những vấn đề mà pháp luật nơi ký kết hợp đóng không cấm, trong đó có cả việc chọn luật áp dụng cho hợp dóng. Các bên có thổ chọn luật do các bên mang quốc tịch, luật nơi ký kết hợp đồng, luật nơi thực hiện hợp đồng… Tuy nhiên, trong trường hợp hợp đồng mà một bên chủ thể là quốc gia thì vấn đề chọn luật áp dụng cho hợp đồng đó không được đặt ra vì pháp luật áp dụng cho hợp đồng sẽ là pháp luật của quốc gia với tư cách chủ thể của quan hệ hợp đồng dó.

Như vậy, về mặt thực tế cũng như về mặt pháp lý, tất cả các quốc gia, không kể diện tích lớn hay nhỏ. dân cư nhiều hay ít, tiềm lực kinh tế mạnh hay yếu… khi tham gia ký kết các hợp đồng với thương nhàn đéu được hường quyền ưu đãi đặc biệt. Theo đó, quốc gia có quyền đương nhiên áp dụng luật của nước mình vào hợp đóng và nếu có tranh chấp xảy ra thì được hưởng quyền miễn trừ tư pháp. Nội dung của quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia là: Không cơ quan xét xử nào có quyền xét xử quốc gia; tài sản của quốc gia không bị sai áp để bảo đàm sơ bộ cho một vụ kiện và quốc gia sỗ không bị ràng buộc bởi các phán quyết của tòa án nước ngoài chống lại quyền lợi của mình.

Sự ưu đãi đặc biệt của quốc gia trong quan hệ dân sự nói chung và trong kinh doanh quốc tế nói riêng, như đã trình bày trên đây, đã làm hạn chế rất nhiều các giao dịch kinh doanh giữa quốc gia với thương nhân. Tuy nhiên, trong khoảng hơn hai mươi năm trở lại đây, học thuyết về quyền miễn trừ quốc gia có giới hạn (The doctrine of restricted state immunity) đã và đang ngày càng được áp dụng một cách phổ biến trong quan hệ thương mại quốc tế. Theo học thuyết này thì quốc gia có thổ tự hạn chế quyền miễn trừ của mình. Trong trường hợp này, quốc gia sẽ chịu trách nhiệm pháp lý trong quan hệ hợp đồng giống như các chủ thể khác.

Việc quốc gia tuyên bố từ bỏ quyền miễn trừ của mình có ý nghĩa rất quan trọng về lý luận cũng như thực tiễn đối với việc thúc đẩy các giao dịch thương mại quốc tế. Nó tạo ra môi trường pháp lý bình đẳng giữa các bên tham gia quan hộ pháp luật dân sự, đặc biệt là quan hệ hợp đóng, nhằm thu hút sự tham gia của các thồ nhàn và pháp nhân nước ngoài. Đế thực hiện quyển này của mình, quốc gia quy định trong luật pháp nước mình những trường hợp từ bỏ quyền miễn trừ quốc gia. Ví dụ: Luật VC miễn trừ chủ quyền nước ngoài của Hoa Kỳ năm 1976 (Foreign Sovereign Immunities Act 1976). Trong đó quy định ràng một quốc gia nước ngoài sẽ không được hưởng quyền miễn trừ xét xử trước toà án của Hoa Kỳ nếu quốc gia nước ngoài dó đã tuyên bố từ bỏ quyền miễn trừ quốc gia (Điều 1605). Ngoài viêc quy định trong luật pháp nước mình về các trường hợp từ bỏ quyền miễn trừ quốc gia, trong quan hệ quốc tế, các quốc gia tham gia ký kết các điều ước quốc tế’ trong đó tự nguyện từ bỏ quyền miễn trừ quốc gia trong một số’ trường hợp nhất định. Ví dụ: để giải quyết những tranh chấp giữa quốc gia với công dân mang quốc tịch nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư quốc tế, một số nước đã ký kết và tham gia Công ước Washington (1965) về giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư giữa các quốc gia và các công dân nước khác. Theo đó, việc giải quyết tranh chấp giữa các bên được tiến hành trước tổ chức trọng tài thiết chế và dưới sự giám sát của Trung tâm quốc tế giải quyết các tranh chấp đầu tư (International Centre for the Settlement of Investment Disputes – ICSID).

Bài viết liên quan