[Tổng hợp] Đề thi môn Án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Dưới đây là một số Đề thi môn Án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam (Án lệ) do hilaw.vn tổng hợp xin chia sẻ để các bạn tham khảo, ôn tập.


1. Đề thi Án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam số 01

Nhận định

Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?

1 – Án lệ chính là án mẫu.

2 – Theo Thông luật, án lệ đóng vai trò rất quan trọng trong cả lĩnh vực lập pháp và giải thích pháp luật.

3 – Theo quyết định số 74/QĐ-TANDTC của TANDTC ngày 31.10.2012 về việc phê duyệt đề án phát triển án lệ của TANDTC, TANDTC chịu sự ràng buộc của án lệ do mình ban hành ra.

Lý thuyết

1 – Trình bày cơ sở pháp lý cho việc phát triển án lệ ở Việt Nam.

2 – Bình luận về nhận định “án lệ tạo nên một hệ thống pháp luật mở”.


2. Đề thi Án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam số 02

Nhận định

Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?

1 – Trong hệ thống pháp luật Common Law, Tòa án không được bác bỏ án lệ của chính mình trước đây.

2 – Mọi Tòa án trong hệ thống tòa án ở các nước Common Law đều có quyền tạo lập án lệ.

3 – Khi áp dụng án lệ trong hệ thống pháp luật Common Law, Tòa án cần phân biệt phần Ratio và Obiter.

Lý thuyết

Các anh chị hãy phân tích những thách thức cơ bản trong việc áp dụng án lệ ở Việt Nam hiện nay. Qua đó, hãy đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng án lệ trong thời gian tới.


3. Đề thi Án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam số 03

Nhận định

Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?

1 – Các quy tắc án lệ (Ratio) trong hệ thống pháp luật Common Law chỉ có giá trị tham khảo.

2 – Án lệ là nguồn luật không thành văn.

3 – Trong hệ thống pháp luật Civil Law không tồn tại án lệ.

Tự luận

Các anh, chị hãy phân tích quan điểm, chính sách và pháp luật của nhà nước về việc phát triển án lệ ở Việt Nam hiện nay.

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật./.

Hình minh họa. [Tổng hợp] Đề thi môn Án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam

4. Đề thi môn Án lệ và Tập quán pháp số 04

Nhận định

Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao? (6 điểm)

1 – Một trong những tiêu chuẩn của tập quán để trở thành luật tập quán là nó phải có tính hợp lý.

2 – Hiện nay, Việt Nam chỉ thừa nhận việc áp dụng tập quán thông qua con đường tư pháp.

3 – Theo thông luật, nguyên tắc “tiền lệ phải được tuân thủ” thể hiện qua tính bắt buộc chung.

4 – Hiện nay, pháp luật nước ta đã có quy định các thẩm phán phải tuân theo Án lệ đã được ban han hành?

Lý thuyết

Bình luận nhận định: Tiền lệ pháp tạo nên một “hệ thống pháp lý mới”.


5. Final test: Customary law and Precedent

True or False

True or False statements (explanation needed) (6 points)

1 – In Vietnam, customary laws are social norms.

2 – Village conventiones in Vietnam are common rules of the minority group.

3 – The binding authority of precedents is considered to be a ‘peculiar’ feature of the Common Law.

Questions

According to the Resolution No.03/2015/NQ-HĐTP on the selection, publication and application of court precedents issued by the Judicial Council of the Supreme People’s Court on 28 October 2015: (1) Identify and analyze the reasons for annulment and replacement of case law, and (2) When both legislation and precedents with different solutions are available to adjudicate a certain legal relationship, which one is prevail? (4 points)

The end./.


7. Đề thi Án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam số 07

Nhận định

Nhận định đúng hay sai và giải thích ngắn gọn tại sao? (4,5 điểm)

1 – Theo Thông luật, Thẩm phán phải tuân thủ theo đúng tiền lệ dù họ có đồng ý với tiền lệ đó hay không.

2 – Theo Thông luật, án lệ chỉ đóng vai trò trong lĩnh vực lập pháp vì trao quyền cho thẩm phán làm luật.

3 – Theo Quyết định số 74/QĐ-TANDTC ngày 31/10/2012 về việc phê duyệt đề án phát triển án lệ của Tòa án nhân dân tối cao, thẩm phán buộc phải viện diễn án lệ vào bản án, quyết định của mình.

Lý thuyết

1 – Trình bày mục đích việc phát triển án lệ của Tòa án nhân dân tối cao ở Việt Nam hiện nay?

2 – Theo định hướng của Việt Nam, án lệ bắt buộc hay khuyến khích áp dụng?

Bài viết liên quan