Nguyên tắc tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự

1. Cơ sở pháp lý

Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải bảo đảm cho người tham gia tố tụng được sử dụng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình. Để việc tiến hành tố tụng có hiệu quả, tạo điều kiện cho người tham gia tố tụng góp phần vào việc xác định sự thật của vụ án cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự là một nguyên tắc cơ bản (Điều 29).


2. Nội dung của nguyên tắc

– Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự là tiếng Việt.

– Người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trong trường hợp này phải có người phiên dịch.

Theo quy định trên thì tiếng Việt (tiếng Kinh) được xác định là tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự. Tiếng Việt còn được hiểu là tiếng Việt Nam, dùng đê’ phân biệt với các thứ tiếng khác trên thế giới. Do vậy, trong trường hợp có người tham gia tố tụng không biết tiếng Việt thì phải có người phiên dịch, không kê’ người đó là người Việt Nam hay người nước ngoài. Việc Bộ luật Tố tụng hình sự quy định tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự không chỉ có ý nghĩa về pháp lý mà còn có ý nghĩa chính trị – xã hội.

Bài viết liên quan