Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ theo Bộ luật Hình sự 2015

Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ là hành vi xâm nhập lãnh thổ, làm sai lệch đường biên giới quốc gia hoặc có hành động khác nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


1. Căn cứ pháp lý

Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ được quy định tại Điều 111 Bộ luật Hình sự 2015:

Điều 111. Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ

Người nào xâm nhập lãnh thổ, có hành động làm sai lệch đường biên giới quốc gia hoặc có hành động khác nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt như sau:

1. Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân;

2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm;

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Cấu thành tội phạm của tội xâm phạm an ninh lãnh thổ


2. Cấu thành tội phạm của tộ xâm phạm an ninh lãnh thổ

2.1. Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội xâm phạm an ninh lãnh thổ là sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Lãnh thổ Việt Nam theo quy định của Hiến pháp bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời. Mọi hoạt động xâm phạm các bộ phận nói trên của lãnh thổ Việt Nam là xâm phạm an ninh lãnh thổ, tức là xâm phạm đến chủ quyền quốc gia.

Hình minh họa. Cấu thành tội phạm của tội xâm phạm an ninh lãnh thổ

2.2. Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội xâm phạm an ninh lãnh thổ thể hiện như sau:

– Xâm nhập lãnh thổ là hành vi vượt qua biên giới Việt Nam, có vũ trang hoặc bán vũ trang, thường là lén lút, nhưng cũng có thể công khai, trắng trợn.

– Làm sai lệch đường biên giới quốc gia có thể là những hành vi lén lút di chuyển cột mốc biên giới vào bên trong biên giới Việt Nam hoặc lợi dụng bờ kè uốn nắn dòng sông là ranh giới tự nhiên giữa hai nước để dòng sông chảy lấn sang nước ta.

– Hành động khác nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể là hành động bắn phá lãnh thổ, vùng biển Việt Nam từ nước ngoài, từ vùng biển quốc tế hoặc những hành động khác cùng tính chất mà điều luật chưa dự kiến được hết.

Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm thực hiện một trong những hành vi nói trên.

2.3. Mặt chủ quan của tội phạm

– Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp.

– Mục đích của người phạm tội là gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của Việt Nam, làm cho tình hình an ninh ở biên giới mất ổn định. Đây là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Do vậy, những hành vi xâm nhập lãnh thổ, nhưng không nhằm gây phương hại đến an ninh lãnh thổ của Việt Nam, thì không bị coi là phạm tội này.

2.4. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội xâm phạm an ninh lãnh thổ có thể là người nước ngoài, người không có quốc tịch hoặc có thể là công dân Việt Nam. Tùy theo hành vi xâm phạm an ninh lãnh thổ, mà có chủ thể khác nhau:

– Hành vi xâm nhập lãnh thổ: chủ thể đặc biệt (người nước ngoài, người không có quốc tịch).

– Hành vi làm sai lệch đường biên giới quốc gia: chủ thể là người nước ngoài, người không có quốc tịch hoặc công dân Việt Nam.

Chủ thể là công dân Việt Nam thường thực hiện tội phạm theo sự chỉ đạo của nước ngoài (như làm sai lệch đường biên giới quốc gia) hoặc giữ vai trò người giúp sức như tiếp tế, chi đường và không phải thuộc trường hợp “chi điểm , chứa chấp, dẫn đường giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại” quy định tại Điều 111 Bộ luật Hình sự về tội gián điệp.


3. Hình phạt

Điều 111 Bộ luật Hình sự quy định hai khung hình theo vai trò của người phạm tội:

– Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân.

– Những trường hợp khác (người giúp sức) bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

Ngoài hình phạt chính, người phạm tội xâm phạm an ninh lãnh thổ còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung như đối với tội gián điệp.

Bài viết liên quan