Quy trình, thủ tục giải thể công ty, doanh nghiệp

Giải thể công ty, doanh nghiệp là chấm dứt tư cách pháp nhân của doanh nghiệp bao gồm các quyền và nghĩa vụ. Quyết định giải thể có thể xuất phát từ doanh nghiệp (giải thể tự nguyện) hoặc của cơ quan có thẩm quyền (giải thể bắt buộc).


1. Các trường hợp giải thể công ty, doanh nghiệp

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có thể giải thể trong các trường hợp sau:

Giải thể tự nguyện: Theo quyết định của chủ doanh nghiệp hoặc khi doanh nghiệp không có quyết định gia hạn thời hạn hoạt động đã ghi trong điều lệ.

Giải thể bắt buộc: Nếu công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu trong 6 tháng liên tục hoặc bị thu hồi GPKD.

Dù doanh nghiệp giải thể tự nguyện hay bắt buộc, thì thủ tục giải thể vẫn phải đảm bảo thời gian thực hiện theo quy định.


2. Hồ sơ giải thể công ty, doanh nghiệp

2.1. Giải thể tự nguyện

Giải thể tự nguyện sẽ gồm 2 trường hợp nhỏ: chưa phát sinh hóa đơn và đã phát sinh hóa đơn. Dù doanh nghiệp giải thể đã phát sinh hay chưa phát sinh doanh thu, đều phải nộp hồ sơ đồng thời cho cơ quan quản lý thuế và Sở KH&ĐT với chi tiết hồ sơ như sau:

➤ Hồ sơ giải thể đã phát sinh/chưa phát sinh hóa đơn gửi cơ quan thuế

  • Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
  • Xác nhận không nợ thuế hải quan;
  • Biên bản họp về việc giải thể của hội đồng cổ đông (công ty cổ phần) hoặc hội đồng thành viên (công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
  • Quyết định giải thể công ty;
  • Giấy ủy quyền.

➤ Hồ sơ giải thể đã phát sinh/chưa phát sinh hóa đơn gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư

  • Thông báo giải thể;
  • Quyết định giải thể;
  • Biên bản họp về việc giải thể của hội đồng cổ đông (công ty cổ phần) hoặc hội đồng thành viên (công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
  • Danh sách người lao động;
  • Danh sách chủ nợ và các khoản nợ đã thanh toán;
  • Báo cáo thanh lý tài sản;
  • Giấy xác nhận trả con dấu cho cơ quan công an;
  • Giấy ủy quyền.

2.2. Giải thể bắt buộc

Doanh nghiệp thuộc trường hợp buộc phải giải thể theo lệnh của Tòa án hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp… chuẩn bị bộ hồ sơ tương tự với hồ sơ giải thể tự nguyện. Tuy nhiên, quy trình thực hiện sẽ có vài điểm khác biệt.

Hình minh họa. Quy trình, thủ tục giải thể công ty, doanh nghiệp

3. Quy trình, thủ tục giải thể công ty, doanh nghiệp

3.1. Giải thể tự nguyện

➤ Giải thể doanh nghiệp chưa phát sinh hóa đơn, doanh thu

Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ như hướng dẫn, bạn tiến hành các bước nộp hồ sơ cho cơ quan thuế và Sở KH&ĐT như sau:

  • Nộp hồ sơ giải thể cho cơ quan thuế
    • Bước 1: Nộp hồ sơ xác nhận không nợ thuế;
    • Bước 2: Tất toán tài khoản ngân hàng;
    • Bước 3: Nộp hồ sơ giải thể tại Chi cục Thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp;
    • Bước 4: Nộp các báo cáo liên quan khác tại thời điểm giải thể như: báo cáo thuế/quý, hồ sơ quyết toán thuế, đối chiếu nợ thuế, tờ khai lệ phí môn bài/thuế GTGT quý…
  • Nộp hồ sơ giải thể cho Sở KH&ĐT
    • Bước 1: Nộp hồ sơ thông báo đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia;
    • Bước 2: Nộp hồ sơ công bố doanh nghiệp đã giải thể;
    • Bước 3: Nộp hồ sơ bản giấy trực tiếp tại Sở KH&ĐT và nhận kết quả giải thể.

➤ Giải thể doanh nghiệp đã phát sinh hóa đơn, doanh thu

Nhìn chung, các bước giải thể của doanh nghiệp đã phát sinh doanh thu tương tự với trường hợp chưa phát sinh doanh thu, chỉ khác là doanh nghiệp phải nộp thông báo hủy hóa đơn cho Chi cục Thuế và quá trình xét duyệt các vấn đề về thuế phức tạp hơn. Chi tiết các bước thực hiện như sau:

  • Nộp hồ sơ giải thể cho cơ quan thuế
    • Bước 1: Nộp hồ sơ xác nhận không nợ thuế tại Tổng cục Hải quan;
    • Bước 2: Tất toán tài khoản ngân hàng;
    • Bước 3: Nộp hồ sơ giải thể tại Chi cục Thuế;
    • Bước 4: Nộp các báo cáo liên quan cho Chi cục Thuế như: thông báo hủy hóa đơn, báo cáo thuế/quý chưa nộp tại thời điểm giải thể, hồ sơ quyết toán thuế, đối chiếu tờ khai thuế, các khoản nợ thuế…
  • Nộp hồ sơ giải thể cho Sở KH&ĐT
    • Bước 1: Nộp hồ sơ thông báo đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia;
    • Bước 2: Nộp hồ sơ công bố doanh nghiệp đã giải thể;
    • Bước 3: Nộp hồ sơ bản giấy trực tiếp tại Sở KH&ĐT và nhận kết quả giải thể.

3.2. Giải thể bắt buộc

Dù không chia thành 2 trường hợp đã/chưa phát sinh doanh thu như giải thể tự nguyện nhưng giải thể bắt buộc hầu như sẽ liên quan đến quyết định của Tòa án. Do vậy, quy định, trình tự thực hiện giải thể bắt buộc sẽ có phần khó khăn hơn so với giải thể tự nguyện.

Đồng thời, tùy vào từng trường hợp mà doanh nghiệp buộc phải giải thể mà trình tự thực hiện thủ tục sẽ khác nhau.

➤ Giải thể công ty do bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

  • Nộp hồ sơ giải thể cho cơ quan thuế: tương tự như trường hợp giải thể tự nguyện.
  • Nộp hồ sơ giải thể cho Sở KH&ĐT:
    • Bước 1: Ngay sau ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc nhận quyết định giải thể của Toà án, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (kèm quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án);
    • Bước 2: Trong vòng 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định giải thể từ Tòa án, doanh nghiệp phải tổ chức cuộc họp để thông qua quyết định giải thể. Sau đó, doanh nghiệp gửi quyết định giải thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế và các cá nhân, tổ chức liên quan như người lao động, khách hàng, đối tác…;
    • Bước 3: Niêm yết công khai quyết định giải thể tại trụ sở chính công ty và các đơn vị phụ thuộc khác như chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có);
    • Bước 4: Trường hợp chưa thanh toán xong các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác, doanh nghiệp phải gửi phương án giải quyết đến chủ nợ, cá nhân, tổ chức có liên quan;
    • Bước 5: Doanh nghiệp tổ chức thanh lý tài sản và các khoản nợ;
    • Bước 6: Trong vòng 5 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn tất các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính liên quan, doanh nghiệp nộp yêu cầu giải thể doanh nghiệp cho Sở KH&ĐT;
    • Bước 7: Sở KH&ĐT sẽ cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp “đã giải thể” trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không có sự phản đối nào từ các bên liên quan trong vòng 180 ngày, kể từ ngày thông báo doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể, hoặc trong vòng 5 ngày làm việc, kể từ ngày Sở KH&ĐT nhận hồ sơ giải thể.

➤ Giải thể công ty do không đảm bảo số lượng thành viên theo quy định về loại hình

Ngoài trường hợp bị thu hồi giấy phép, nếu doanh nghiệp thay đổi số lượng thành viên nhưng không làm thủ tục điều chỉnh loại hình doanh nghiệp trong 6 tháng liên tục thì thuộc trường hợp giải thể bắt buộc. Tuy nhiên, với trường hợp này, bạn thực hiện thủ tục tương tự như giải thể tự nguyện

Lưu ý: Dù giải thể tự nguyện hay giải thể bắt buộc, doanh nghiệp phải giải thể đồng thời chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh nếu có.

Xem thêm: Trình tự, thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp


4. Dịch vụ giải thể công ty, doanh nghiệp tại hilaw.vn

Dịch vụ giải thể công ty, doanh nghiệp tại hilaw.vn giúp quý khách hàng giảm khá nhiều thời gian và công sức. Đến với LawFirmVn bạn sẽ được cung cấp dịch vụ giải thể công ty, doanh nghiệp bao gồm:

  • Tư vấn quy trình, thủ tục giải thể công ty, doanh nghiệp;
  • Tư vấn khách hàng chuẩn bị tài liệu cần thiết;
  • Soạn thảo và thay mặt khách hàng nộp hồ sơ giải thể công ty, doanh nghiệp;
  • Theo dõi hồ sơ, bổ sung hoặc sửa chữa hồ sơ (nếu có);
  • Thực hiện thủ tục công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp lên Cổng thông tin;
  • Bàn giao giấy xác nhận đã giải thể
  • Hướng dẫn các thủ tục cần lưu ý sau khi giải thể công ty, doanh nghiệp cho khách hàng…
✅ Lĩnh vực: Doanh nghiệp ✅ Thủ tục: Đăng ký kinh doanh
✅ Hotline: 0782244468 ✅ Email: support@hilaw.vn
✅ Facebook: hilaw.vn ✅ Zalo: 0782244468

5. Các câu hỏi thường gặp về giải thể công ty, doanh nghiệp

Muốn giải thể công ty cần những thủ tục gì?

Có thể tra cứu doanh nghiệp giải thể không?

Bạn có thể tra cứu doanh nghiệp giải thể tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp giải thể sẽ hiển thị tình trạng “Đã giải thể”.

Bài viết liên quan