Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

Theo nguyên tắc tố tụng, khi có dấu hiệu của tội phạm, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự để mọi tội phạm đều bị phát hiện và xử lý kịp thời. Việc khởi tố vụ án hình sự không phụ thuộc vào việc người có quyền, lợi ích bị xâm hại có đồng ý hay không. Nhà nước không cho phép một cá nhân, tổ chức nào được can thiệp để tội phạm xảy ra mà không bị khởi tố.

Tuy nhiên, trong thực tế không ít những trường hợp tội phạm xảy ra đã gây thiệt hại cho người bị hại không chỉ về lợi ích vật chất mà cả về tinh thần. Việc khởi tố vụ án hình sự để truy cứu trách nhiệm người thực hiện tội phạm trong một số trường hợp có thể lại gây thêm những tổn thất, những bất lợi về tinh thần cho người bị hại như lộ bí mật đời tư, ảnh hưởng tiếp đến danh dự, nhân phẩm con người… Trong những trường hợp này, Nhà nước cân nhắc giữa nhiệm vụ xử lý tội phạm với bảo vệ quyền con người để cho phép người bị hại lựa chọn việc xử lý tội phạm. Vì thế, Bộ luật Tố tụng hình sự quy định trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, tạo khả năng và điều kiện cho người bị hại được tự do lựa chọn cách giải quyết là yêu cầu pháp luật can thiệp hay không.

Tuy nhiên, pháp luật chỉ cho phép người bị hại lựa chọn trong giới hạn, phạm vi nhất định mà không làm ảnh hưởng đến mục đích đấu tranh phòng, chống tội phạm và bảo đảm sự bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật.

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 không quy định trường hợp người bị hại chết thì người đại diện của họ có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự, nên trong thực tiễn áp dụng đã gặp vướng mắc khi xác định người đại diện của họ có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự hay không? Để tháo gỡ vướng mắc, bất cập trên Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã bổ sung về trường hợp này, theo đó thì người đại diện của họ có quyền yêu cẩu khởi tố vụ án hình sự.

Hình minh họa. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

Điểm mới khác về chủ thể có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 là “người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần…” thay cho quy định “người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần…” trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. Như vậy, Bộ luật mới đã quy định theo hướng mở rộng phạm vi những người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết, không chỉ là người đại diện hợp pháp mà còn là người đại diện theo ủy quyền. Việc quy định như vậy có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ quyển và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

Do đó, Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định đối với một số tội phạm do tính chất của hành vi phạm tội có mức độ nguy hiểm cho xã hội không cao, xâm hại đến sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, quyền tác giả, sáng chế phát minh của người bị hại, nếu không có những tình tiết nghiêm trọng mà chỉ có những tình tiết quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thẩn hoặc thể chất hoặc đã chết. Trong trường hợp này, yêu cầu của người bị hại hay người đại diện của người bị hại là một trong những căn cứ khởi tố vụ án hình sự.

Đối với những vụ án về các tội phạm trên, nếu người bị hại không yêu cầu khởi tố thì cơ quan có thẩm quyền không được khởi tố vụ án. Trường hợp người bị hại là người chưa thành niên, chưa đủ năng lực hành vi hoặc là người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không thể hiện được ý chí của mình hoặc đã chết thì người đại diện của họ có quyền yêu cầu khởi tố vụ án. Yêu cầu khởi tố của người bị hại được thể hiện qua đơn yêu cầu của họ hoặc ý kiến ở biên bản ghi lời khai.

Trong những trường hợp vụ án đó được khởi tố theo yêu cầu của bị hại, nhưng trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm, người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ. Nếu vụ án đang trong giai đoạn điều tra thì Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra; nếu vụ án đã kết thúc điều tra và hồ sơ được chuyển sang Viện kiểm sát thì Viện kiểm sát đình chỉ vụ án; nếu hồ sơ vụ án đã chuyển sang Tòa án thì Tòa án đình chỉ vụ án. Đối với những trường hợp người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cẩu do bị ép buộc, cưỡng bức.

Đối với trường hợp rút yêu cầu khởi tố theo quy định tại khoản 2 Điều 155 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015: “Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đỉnh chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cẩu rút yêu cầu khởi tố trái vối ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cẩu, Cơ quan điều tra, Viện kỉểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối vôi vụ án”. Quy định này được Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn tại Công văn số 254/TANDTC-PC ngày 26/11/2018 của Tòa án nhân dân tối cao về việc người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cẩu theo quy định tại Điều 155 của Bộ luật Tố tụng hình sự, theo đó hướng dẫn xử lý đối với trường hợp này như sau:

Tại giai đoạn xét xử sơ thẩm: Người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa căn cứ vào Điều 45, điểm a khoản 1 Điều 282 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 ra quyết định đình chỉ vụ án; Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cẩu tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử hoặc Thẩm phán chủ tọa phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn căn cứ vào khoản 2 Điều 155, Điều 299 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 ra quyết định đình chỉ vụ án; Trường hợp sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm vẫn còn thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cầu thì Tòa án phải hướng dẫn họ làm đơn kháng cáo để Tòa án cấp phúc phẩm xem xét giải quyết việc rút yêu cầu theo thủ tục phúc thẩm.

Tại giai đoạn xét xử phúc thẩm: Trường hợp có kháng cáo, kháng nghị mà tại giai đoạn xét xử phúc thẩm người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cầu thì Hội đổng xét xử hoặc Thẩm phán chủ tọa phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn căn cứ vào khoản 2 Điều 155 và Điều 359 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án. Trong bản án phúc thẩm, Tòa án phải nhận định rõ lý do hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án là do người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cầu, không phải do lỗi của Tòa án cấp sơ thẩm.

Bài viết liên quan