Biện pháp cưỡng chế là gì? Ý nghĩa của biện pháp cưỡng chế

1. Biện pháp cưỡng chế là gì?

Biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự là hình thức thực hiện quyền lực nhà nước do cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng theo quy định của pháp luật buộc người có liên quan trong vụ án hình sự phải tuân theo, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiến hành giải quyết vụ án hình sự.

Các biện pháp cưỡng chế gồm: áp giải, dẫn giải; kê biên tài sản; phong tỏa tài sản. Trong các biện pháp này, biện pháp phong tỏa tài sản là biện pháp cưỡng chế mới được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự, còn các biện pháp khác đã được quy định trong Bộ luật Tố tụng năm 2003, trong chương Điều tra vụ án hình sự.

Như vậy, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã có sự phân biệt giữa mục đích của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế và các hoạt động điều tra. Nếu biện pháp ngăn chặn có mục đích là để kịp thời ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn người phạm tội gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử và để bảo đảm thi hành án thì biện pháp cưỡng chế có mục đích bảo đảm cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Các biện pháp ngăn chặn chỉ áp dụng đối với các nhân, còn các biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản, phong tỏa tài sản không chỉ áp dụng đối với cá nhân mà còn áp dụng đối với pháp nhân.


2. Ý nghĩa của biện pháp cưỡng chế

Việc quy định và áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong quá trình giải quyết vụ án hình sự có ý nghĩa quan trọng đối với việc giải quyết vụ án hình sự, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giải quyết vụ án; Bảo đảm pháp chế, giáo dục công dân ý thức pháp luật, tinh thần đấu tranh phòng chống tội phạm.

Bài viết liên quan