Tội lừa dối khách hàng theo Bộ luật Hình sự 2015

1. Căn cứ pháp lý

Tội lừa dối khách hàng được quy định tại Điều 198 Bộ luật Hình sự 2015:

Điều 198. Tội lừa dối khách hàng

1. Người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

d) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.


2. Cấu thành tội phạm của tội lừa dối khách hàng

2.1. Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm là quyền lợi của khách hàng trong quan hệ mua bán. Theo Điều 46 Luật Thương mại, thì mua bán là hành vi thương mại theo đó người bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho người mua vì nhận tiền; người mua có nghĩa vụ trả tiền cho người bán và nhận hàng theo thỏa thuận của hai bên.

Hình minh họa. Cấu thành tội phạm của tội lừa dối khách hàng

2.2. Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở các hành vi: Cân, đong, đo, đếm sai; tính gian; đánh tráo loại hàng hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác gây thiệt hại cho khách hàng.

Cân đong, đo, đếm sai là những hành vi vi phạm những quy định của Nhà nước về hoạt động đo lường hàng hóa. Theo Pháp lệnh đo lường, thì trong hoạt động thương mại mọi người phải tuân theo các quy định của pháp luật về đo lường và nghiêm cấm mọi hành vi gian lận trong cân, đong, đo, đếm.

Ví dụ: Vũ P là giám đốc công ty TNHH Vũ Phong bản cho công ty H 50 máy phát điện mới 100%, xuất xứ Thái Lan vcri giá 456 triệu đồng. Tuy nhiên khi giao hàng thì Vũ P chi đạo cho nhân viên chuyển cho công ty H, 1/3 so máy phát điện là máy cũ, đã qua sử dụng; 1/3 là máy phát điện có xuất xứ từ Trung Quốc nhưng trong nhãn mác đã tẩy xóa phần ghi nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.

– Hành vi nói trên chỉ bị coi là tội phạm khi: Gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng; đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

2.3. Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý.

2.4. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi do pháp luật quy định.


3. Hình phạt

– Khoản 1, bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

– Khoản 2, bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm nếu phạm tội nhiều lần hoặc thu lợi bất chính lớn. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.

Bài viết liên quan