Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh luật ngân hàng

0

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát tình trạng lạm phát góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, đòi hỏi các quốc gia đều có những chính sách biện pháp phù hợp để tác động đến nền kinh tế.

Các quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý chính sách tiền tệ quốc gia của các nước cũng như hoạt động kinh doanh ngân hàng được xem trọng. Ở Việt Nam, với vai trò quan trọng của hệ thống ngân hàng và hoạt động kinh doanh ngân hàng cũng như chính sách tiền tệ quốc gia trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ ngân hàng có cơ chế pháp lý điều chỉnh riêng đặc thù. Các quy chế pháp lý đó tạo nên ngành luật độc lập trong hệ thống phân định ngành luật ở Việt Nam.


1. Luật Ngân hàng là gì?

Luật Ngân hàng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước tổ chức và quản lý hoạt động ngân hàng, các quan hệ về tổ chức hoạt động của các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác.

Hình minh họa. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh luật ngân hàng

2. Đối tượng điều chỉnh của Luật Ngân hàng

Luật Ngân hàng điều chỉnh hai nhóm quan hệ cơ bản:

– Các quan hệ quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng: là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước thực hiện hoạt động quản lý Nhà nước đối với hoạt động Ngân hàng trong nền kinh tế.

– Các quan hệ tổ chức và kinh doanh Ngân hàng là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện hoạt động kinh doanh Ngân hàng của các tổ chức tín dụng và các tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.


3. Phương pháp điều chỉnh của Luật Ngân hàng

Để tác động vào nhóm các quan hệ hiệu quả, phương pháp mà nhà nước sử dụng để can thiệp đó là:

– Phương pháp tác động mang tính mệnh lệnh phục tùng. Phương pháp này được sử dụng trong quá trình nhà nước quản lý hoạt động kinh doanh ngân hàng như cấp giấy phép hoạt động ngân hàng, kiểm soát đặc biệt, kiểm soát tín dụng…

– Phương pháp tác động bình đẳng, thỏa thuận. Phương pháp này được áp dụng trong các quan hệ kinh doanh ngân hàng giữa các tổ chức tín dụng với khách hàng trong hoạt động cấp tín dụng, góp vốn liên doanh, cung ứng các dịch vụ thanh toán…

Như vậy, trong hệ thống pháp luật Việt Nam trong nền kinh tế thị trường hiện nay, luật ngân hàng được xem là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

5/5 - (1 bình chọn)


 
LƯU Ý: Nội dung bài viết trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung bài viết trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: info@hilaw.vn
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Để lại bình luận