Hợp đồng mượn tài sản là gì? Quyền và nghĩa vụ của các bên

1. Khái niệm hợp đồng cho mượn tài sản là gì?

Cho mượn tài sản là những việc làm mang tính chất tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống sinh hoạt. Đây là tập quán tốt đẹp của nhân dân ta. Cho mượn tài sản thường xảy ra giữa những người thân quen trong gia đình, bạn bè, hàng xóm láng giềng. Người có tài sản thuộc quyền sở hữu của mình chuyển cho người khác chiếm hữu, sử dụng trong một thời gian nhất định.

Người cho mượn không tính toán về kinh tế đối với người mượn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bên mượn tài sản vô ý làm hư hỏng tài sản hoặc cố ý chiếm đoạt tài sản của bên cho mượn. Do vy, để bảo vệ quyền lợi của người cho mượn, pháp luật điều chỉnh mối quan hệ của hai chủ thể nhằm xác định rõ trách nhiệm của bên mượn tài sản khi không thực hiện

đúng những điều cam kết của mình; hạn chế trường hợp lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản của người khác… Điều 494 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Hp đồng mượn tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phi trả tiền, còn bên mượn phải trả tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được”.

Quan hệ cho mượn tài sản được hình thành kể từ thời điểm chuyển giao tài sản. Sau khi các bên thỏa thuận xong nội dung cơ bản của hợp đồng nhưng chưa chuyển giao tài sản, không thể bắt buộc các bên phải thực hiện nghĩa vụ của họ. Trong hợp đồng mượn tài sản, bên cho mượn chuyển giao tài sản của mình cho bên kia sử dụng trong một thời hạn theo thỏa thuận mà không nhận được sự đền bù nào từ bên mượn tài sản. Do vậy, vì lợi ích của bên mượn tài sản nên bên cho mượn tự giác tham gia hợp đồng mà không tính tn đến lợi ích kinh tế. Sau khi bên cho mượn đã đồng ý cho bên kia mượn tài sản nhưng vì một lý do nào đó hkhông chuyển giao tài sản cho bên mượn thì không thể buộc bên có tài sản phải thực hiện lời hứa của mình. Vì vậy, hợp đồng cho mượn là một hợp đồng thực tế.

Trong hợp đồng cho mượn, đối tượng của hợp đồng là một hoặc nhiều tài sản. Khái niệm tài sản không thể hiểu theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 mà cần được hiểu cụ thể hơn là vật có thực, chiếm hữu được thực tế, vật đó có thể sử dụng đem lại lợi ích cho người mượn. Đối tượng của hợp đồng phải là vật đặc định, không tiêu hao. Khái niệm đặc định, không tiêu hao được hiểu theo quy định của Bộ luật Dân sự (Điều 112, Điều 113 Bộ luật Dân sự 2015). Khi hết hạn của hợp đồng, bên mượn phải trả lại tài sản trong tình trạng ban đầu (khi mượn). Nếu làm hư hỏng, mất mát phải bồi thường thiệt hại.

Hình minh họa. Hợp đồng mượn tài sản là gì? Quyền và nghĩa vụ của các bên

2. Đặc điểm pháp lý của hợp đồng mượn tài sản

– Hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng không có đền bù. Bên mượn tài sản có quyền sử dụng tài sản của bên cho mượn mà không phải trả tiền sử dụng i sản.

– Hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng đơn vụ. Bên cho mượn tài sản có quyền yêu cầu bên mượn trả lại tài sản mượn khi tới hạn hoặc mục đích mượn đã đạt được. Bên mượn có nghĩa vụ trả lại tài sản mượn theo yêu cầu của bên cho mượn.

– Hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng thực tế. Khi chuyển giao tài sản cho bên mượn là thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên.

Đối tượng của hợp đồng mượn tài sản là vật đặc định không tiêu hao. Sau khi sử dụng tài sản đi mượn, bên mượn phải trả lại đúng tài sản đã mượn cho bên cho mượn. Nếu tài sản mượn bị mất, hư hng thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về bên mượn tài sản đó.


3. Quyền và nghĩa vụ của các bên

3.1. Bên cho mượn

Bên cho mượn là người có quyền sở hữu tài sản hoặc có quyền được chuyển dịch. Xét về mặt ý thức chủ quan, bên cho mượn hoàn toàn tự nguyện và muốn giúp đỡ bên mượn. Nhưng để tạo điều kiện thuận lợi cho bên mượn trong quá trình sử dụng tài sản, bên cho mượn phải thông báo cho bên mượn biết về chất lượng và khả năng sử dụng tài sản; cung cấp các thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và các khuyết tật của tài sản (nếu có). Từ đó, tạo điều kiện cho bên mượn khai thác tốt lợi ích của tài sản, không làm thiệt hại cho bên cho mượn. Nếu biết những khuyết tật của tài sản mà cố ý kng thông báo cho bên mượn, khi sử dụng tài sản gây thiệt hại cho bên mượn, bên cho mượn phải bồi thường thiệt hại. Khi hợp đồng hết hạn hoặc nếu có lý do chính đáng, bên cho mượn có quyền đòi lại tài sản của mình. Nếu hợp đồng chưa hết hạn, bên cho mượn muốn đòi lại tài sản thì phải thông báo trước cho bên mượn một thời gian hợp lý để chuẩn bị trả lại tài sản.

Khi bên mượn cố ý vi phạm nghĩa vụ của mình như sử dụng tài sản không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thoả thuận, thiếu cẩn thận hoặc tự ý cho người khác mượn, thuê tài sản mà không có sự đồng ý của bên cho mượn thì bên cho mượn có quyền hủy hợp đồng.

3.2. Bên mượn tài sản

Bên mượn tài sản cần phải ý thức được tài sản mượn cũng như tài sản của mình. Do vậy, khi sử dụng phải cẩn thận, không làm hư hỏng tài sản hoặc khai thác tối đa công dụng của tài sản làm thiệt hại cho bên kia. Khi sử dụng tài sản, nếu làm hư hỏng, mất mát thì phải bồi thường thiệt hại; hết hn hợp đồng phải trả lại tài sản trong tình trạng ban đầu (hao mòn đáng kể). Bên mượn tài sản có quyền sử dụng tài sản và hưởng lợi ích từ việc sử dụng đó.

Khi có hành vi ngăn cản quyền sử dụng hoặc gây thiệt hại đến tài sản, bên mượn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại cho mình hoặc chuyển yêu cầu đó cho chủ sở hữu tài sản. Ngoài ra, bên mượn còn có quyền yêu cầu bên cho mượn phải thanh toán chi phí hợp lí về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản mượn nếu có thỏa thuận.

Bài viết liên quan