Luật Hồi giáo là gì? Đặc điểm của luật Hồi giáo

1. Khái niệm luật Hồi giáo là gì?

Muốn hiểu được khái niệm luật Hồi giáo, trước tiên phải hiểu được khái niệm đạo Hồi – Islam. Từ “Islam” (tên của đạo Hồi theo tiếng Ả rập) có nghĩa là “tuân phục”. Tư tưởng trung tâm của đạo Hồi chỉ đơn giản là tuân phục hoàn toàn ý chí và luật lệ của thượng đế. Người tuân phục thượng đế như thế gọi là muslim, tức người tuân phục – hay tín đồ Hồi giáo. Islam truyền sang Trung Quốc, chủ yếu được người dân tộc thiểu số Hồi Hồi tiếp nhận nên gọi là “Hồi giáo”.

Tín ngưỡng đạo Hồi có thể tóm tắt trong vài lời và đó cũng là lời cầu nguyện hàng ngày của các tín đồ Hồi giáo trên khắp thế giới: “Không có chúa trời nào khác ngoài Allah và Mohammed là tiên tri của Ngài”. Allah không phải là tên của một vị thần mà đó chỉ đơn giản có nghĩa là “thượng đế” theo tiếng Ả rập – thượng đế tối cao và duy nhất.

Các tín đồ Hồi giáo sống tuân theo giới luật đạo Hồi (tiếng A rập là Shariah – con đường của thượng đế). Trong Shariah có những quy định như cấm trộm cắp, nói dối, giết người, ngoại tình và uống rượu. Shariah cũng bắt buộc người Hồi giáo phải có đức khoan dung và khiêm tốn, đối xử với nhau một cách công bằng.

Mặc dù Shariah dựa trên tư tưởng về nghĩa vụ của con người, trong vẫn có chỗ cho khái niệm pháp luật nhờ sự công nhận những ranh giới nhất định đối với bổn phận (thượng đế trao cho mỗi người những gì anh ta có thể gánh vác được) và nhờ sự quy định cụ thể các quyền cá nhân. Sự không tôn trọng các quyền cá nhân đó sẽ kéo theo những chế tài do các thẩm phán toà án Hồi giáo đưa ra.

Luật Hồi giáo không phải là hệ thống pháp luật gắn với nhà nước mà chỉ là một phần của Shariah. Luật Hồi giáo giống như luật giáo hội của nhà thờ Thiên chúa giáo, là hệ thống các quy định mang tính tôn giáo ca những người theo đạo. Các quy định của luật Hồi giáo hoàn toàn độc lập, không chịu sự chi phối của nhà nước, không quyền lực nào có thể thay đổi luật Hồi giáo. Luật Hồi giáo khác với luật Giáo hội ở chỗ luật Giáo hội không. phải là hệ thống pháp luật đầy đủ, luật Giáo hội có nguồn gốc thần thánh – không phải do thượng đế đưa ra và luật Giáo hội có thể bị thay đổi.

Luật Hồi giáo thể hiện ý chí của thượng đế chứ không phải của nhà nước nên nó hướng tới điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực của đời sống chứ không chỉ đề cập những vấn đề mà nhà nước quan tâm. Bởi vậy, trong luật Hồi giáo chứa đựng cả các quy tắc quy định tín đồ phải tuân theo những điều răn nào, phải ăn chay như thế nào, phải thực hiện việc bố thí và phải đi hành hương như thế nào. Mặc dù luật Hồi giáo không mang tính cưỡng chế nhưng như hệ thống các quy tắc xử sự, là “con đường của thượng đế” nó đồng thời cũng được bao trùm trong hệ thống các tập quán với học thuyết về nghĩa vụ (figh) – chỉ ra ý nghĩa tồn tại của tín đồ, cách thức thực hiện những nghĩa vụ tôn giáo và hứa hẹn ban thưởng bằng cuộc sống hạnh phúc trên thiên đường.

Luật Hồi giáo bao gồm hai bộ phận. Bộ phận thứ nhất là học thuyết tôn giáo với các giáo điều mà tín đồ phải tin. Bộ phận thứ hai là luật thần thánh quy định những gì mà tín đồ phải làm và không được làm. Theo Bergsstrasser, luật Hồi giáo là kết tinh của tinh thần Hồi giáo chính thống, là sự phản ánh rõ nét nhất của tư tưởng Hồi giáo, là mắt xích chính của Hồi giáo.

Những người Hồi giáo thừa nhận rằng những quy tắc xử sự rút ra từ những thần khải của thượng đế không đủ rõ ràng để tiếp nhận, bởi vậy được bình giải và phát triển bởi những học giả được cộng đồng Hồi giáo thừa nhận. Tuy nhiên, theo học thuyết Hồi giáo chính thống, sự bình giải và phát triển của các học giả không nhằm sáng tạo ra những quy tắc xử sự mới mà có mục đích để làm sáng tỏ, để hiểu ý nghĩa của những quy tắc đã tồn tại sẵn.

Luật Hồi giáo giới hạn những nghĩa vụ và quy định cụ thể nội dung các quyền cá nhân. Việc vi phạm các quyền và nghĩa vụ sẽ bị thẩm phán của tòa án Hồi giáo áp dụng các biện pháp trừng phạt. Về nguyên tắc, luật Hồi giáo chỉ được áp dụng để điều chỉnh mối quan hệ giữa những người Hồi giáo. Mối quan hệ của những người không phải Hồi giáo, sống ở quốc gia Hồi giáo sẽ được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật của nhà nước.

Nhiều quốc gia trên thế giới đã xây dựng hệ thống pháp luật dưới ảnh hưởng mạnh mẽ hoặc trực tiếp dẫn chiếu luật Hồi giáo. Hệ thống pháp luật ở các quốc gia này tạo thành nhóm đặc biệt và để hiểu được nhóm luật này đòi hỏi những kiến thức nhất định về Hồi giáo và các nguồn của luật Hồi giáo.

Hình minh họa. Luật Hồi giáo là gì? Đặc điểm của luật Hồi giáo

2. Đặc điểm của luật Hồi giáo

Có ý kiến cho rằng đặc điểm nổi bật nhất của luật Hồi giáo là tính chất lỗi thời của nhiều chế định, tính vụn vặt và thiếu hệ thống hoá. Ngoài ra, có thể thấy luật Hồi giáo có những đặc điểm sau đây:

Khó có thể phân biệt giữa các quy định của pháp luật và các quy đnh tôn giáo, vì người Hồi giáo cho rằng pháp luật và tôn giáo chỉ là một. Luật Hồi giáo can thiệp cả vào những vấn đề mà các hệ thống pháp luật khác xét thấy không cần điều chnh bằng pháp luật. Chẳng hạn, luật Hồi giáo quy định chi tiết cả việc tẩy uế trước khi cầu nguyện…

Luật Hồi giáo có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các lĩnh vực pháp luật truyền thống như hôn nhân – gia đình, thừa kế, hình sự. Còn trong các lĩnh vực pháp luật khác như hợp đồng, sở hữu thì sự ảnh hưởng của luật Hồi giáo có phần yếu hơn.

Khoa học pháp lí đạo Hồi (ficha) nghiên cứu gốc rễ và giải thích bằng cách nào, từ những nguồn gì đã xuất hiện tổng thể những quy tắc tạo ra Shariah. Ngoài ra nó nghiên cứu nội dung – những quyết định của tòa án Shariah chứa đựng những quy phạm luật Hồi giáo. Về cấu trúc, các khái niệm, phạm trù của mình, luật Hồi giáo khá đặc biệt so với các hệ thống pháp luật khác.

Quan niệm về hành vi pháp luật của luật Hồi giáo không giống như các hệ thống pháp luật khác. Hầu hết các hệ thống pháp luật trên thế giới đều quan niệm rằng hành vi pháp luật bao gồm những hành vi phải làm và những hành vi không được làm. Luật Hồi giáo chia hành vi của con người thành 5 loại và đây là nguyên tắc cơ bản để đánh giá hành vi của con người về phương diện pháp luật cũng như đạo đức:

– Hành vi bắt buộc phải làm (obligatoire) như nghĩa vụ chăm sóc con cái, nghĩa vụ đóng thuế;

– Hành vi nên làm (recommandes) ví dụ thăm người bạn bị ốm, giúp đỡ người ngo khó;

– Hành vi làm cũng được không làm cũng được (indiffrerentes) ví dụ như tham dự các trò tiêu khiển có tính lành mạnh;

– Hành vi bị khiển trách (blamables) ví dụ sai giờ hẹn, chậm trễ, nói lời không tế nhị, thiếu lễ phép, đi đúng không đúng tác phong. Kinh Koran phê phán những ai giao kết hợp đồng thương mại vào sáng ngày thứ sáu trước buổi cần kinh buổi trưa. Mặc dù vậy, hợp đồng được ký kết vào sáng thứ sáu không bị mất hiệu lực và người giao kết hợp đồng cũng không phải chịu bất cứ chế tài o.

– Hành vi cấm (interdites) ví dụ như giết người, cướp của, lừa đảo, trộm cắp.

Chế định nghĩa vụ trong luật Hồi giáo rất phát triển. Dựa trên cơ sở có hay không sự chuyển giao tài sản là đối tượng của hợp đồng, nghĩa vụ xuất phát từ hợp đồng được chia làm hai nhóm:

– Nhóm nghĩa vụ liên quan đến việc chuyển giao tài sản là đối tượng của giao dịch dân sự bao gồm hợp đồng trao đổi, hợp đồng cho vay, hợp đồng mua bán

– Nhóm nghĩa vụ không liên quan đến chuyển giao tài sản bao gồm hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hợp đồng uỷ thác.

Luật Hồi giáo đòi hỏi các bên tham gia hợp đồng lập thành văn bản và phải có ít nhất hai người làm chứng.

Khái niệm tội phạm trong luật Hồi giáo xét từ góc độ hình phạt bao gồm hai loại:

– Tội phạm có thể đền bù bằng tiền;

– Tội phạm phải đền bù bằng thân thể hoặc cuộc sống.

Các học giả Hồi giáo chia ra ba loại tội phạm theo mức độ nặng nhẹ:

– Hudud: Tội phạm nguy hiểm cho xã hội nhất, chống lại những “quyền của Allah” (chống lại quyền lợi của tất cả cộng đồng Hồi giáo) với chế tài được quy đnh chính xác bao gồm ngoại tình, vu cáo, uống rượu, trộm cắp, cướp, phản đạo và vi phạm kinh Koran. Hình phạt đối với tội ngoại tình, vu cáo, uống rượu là bị đánh bằng roi. Hình phạt đối với tội trộm và cướp là bị đóng đinh vào thánh giá hoặc bị chặt tay chặt chân. Hình phạt đối với tội phản đạo và vi phạm kinh Koran là chặt đầu.

– Quesas: Tội phạm chống lại các cá nhân, đòi hỏi sự trả thù của người bị hại hoặc gia đình người bị hại với chế tài cũng được xác định chính xác bao gồm tội giết người (cố ý hoặc vô ý), gây thương tích (cố ý hoặc vô ý), cưỡng dâm.

– Taazir: Các tội phạm liên quan đến “quyền của Allah” (không thực hiện các nghĩa vụ tôn giáo) và tội phạm liên quan đến cá nhân nhưng không bị trừng phạt nặng như ăn thịt lợn, làm chứng gian, hối lộ, làm gián điệp, nói năng tục tĩu, mặc quần áo hở hang… Hình phạt cho loại tội phạm này tuỳ theo thẩm phán tòa án Shariah có thể là phạt tiền, phạt tù nhưng nhẹ hơn hai loại tội phạm kể trên.

Khác với các hệ thống pháp lut khác thường coi tội làm gián điệp hay giết người là tội phạm nặng nhất, luật Hồi giáo coi các tội phạm chống lại niềm tin vào Allah là nặng nhất. Nếu phạm tội giết người thì tùy theo tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ mà kết án tử hình hoặc cho chuộc bằng tiền và tài sản. Theo luật Hồi giáo, giết một người đàn ông có thể chuộc bằng 50 con lạc đà, giết một người đàn bà có thể chuộc bằng 50 con lạc đà. Ở Ả rập Xê út, cho đến năm 1988 người phạm tội có thể chuộc một số tiền tương đương 32.000 USD cho mạng một người đàn ông Hồi giáo, 16.000 USD cho mạng một người đàn bà Hồi giáo hoặc một người đàn ông không theo Hồi giáo, 8.000 USD cho mạng một người đàn bà không theo Hồi giáo.

Toà án Hồi giáo Shariah giải quyết các vụ án dân sự và hình sự. Trước tòa, đương sự phải có hai người đàn ông làm chứng. Nếu chỉ có một người đàn ông làm chứng thì đương sự có thể thề trước Allah.

Những người trung thành với đạo Hồi cho rằng luật Hồi giáo là bất diệt, không bao giờ thay đổi, đây là loại hình pháp luật cuối cùng, hoàn thiện nhất và trong tương lai toàn thể nhân loại sẽ thừa nhận và tuân thủ nó. Bởi vì nguồn luật cơ bản của nó bắt nguồn từ thượng đế (Kinh Koran) và nhà tiên tri Mohamet (Sunna). Theo quan điểm này, các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành không thể làm thay đổi luật Hồi giáo mà chỉ có thể điều chỉnh những chi tiết mà luật Hồi giáo chưa cụ thể hoá hoặc còn bỏ trống.

Các quy định của đạo Hồi được xây dựng ở mức rất khái quát mà các tư tưởng phong kiến và tư tưởng hiện đại đều có thể tìm ra những lập luận ủng hộ trong đó, tạo thuận lợi cho việc gii thích và áp dụng nó một cách rất mềm dẻo. Chẳng hạn, đạo Hồi quy định nghĩa vụ từ thiện, việc giải thích quy định này có thể theo nhiều cách. Thực hiện nghĩa vụ từ thiện có thể là cho tiền người ăn xin trên đường phố, có thể là thiết lập hệ thống bảo hiểm xã . hội theo mô hình phương Tây.

Ở các nước Hồi giáo các bên tranh chấp không thường xuyên thuê luật sư đại diện và đào tạo luật ở các nước này chủ yếu dành cho các học giả, hơn là cho những người hành nghề. Ở Ả rập Xê út, những người muốn làm thẩm phán hoặc luật sư phải theo học một khóa thần học, chứ không được đào tạo luật theo cách truyền thống. Theo luật của các nước Hồi giáo, luật sư chuyên nghiệp được đào tạo chính quy không phải là người bào chữa duy nhất. Trên thực tế, người Hồi giáo thường tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho họ.

Bài viết liên quan