Mã ngành 8730 Hoạt động chăm sóc sức khỏe người có công, người già và người khuyết tật không có khả năng tự chăm sóc

Mã ngành 8730 Hoạt động chăm sóc sức khỏe người có công, người già và người khuyết tật không có khả năng tự chăm sóc mới nhất theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg. Để tìm hiểu kỹ hơn về chi tiết mã ngành 8730 mời các bạn tham khảo bài viết “Mã ngành nghề hoạt động chăm sóc sức khỏe người có công, người già và người khuyết tật không có khả năng tự chăm sóc” của hilaw.vn để hiểu rõ hơn.


1. Căn cứ pháp lý

– Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Xem thêm: Mã ngành nghề kinh doanh theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg


2. Quy định về Mã ngành 8730 Hoạt động chăm sóc sức khỏe người có công, người già và người khuyết tật không có khả năng tự chăm sóc

Mã ngành 8730 Hoạt động chăm sóc sức khỏe người có công, người già và người khuyết tật không có khả năng tự chăm sóc
87301 Hoạt động chăm sóc sức khoẻ người có công (trừ thương bệnh binh)
87302 Hoạt động chăm sóc sức khoẻ người già
87303 Hoạt động chăm sóc sức khoẻ người khuyết tật

87301: Hoạt động chăm sóc sức khoẻ người có công (trừ thương bệnh binh)

Nhóm này gồm: Hoạt động của các cơ sở cung cấp chăm sóc, điều dưỡng cho các đối tượng là người có công với cách mạng.

Loại trừ: Hoạt động nuôi dưỡng, điều dưỡng thương bệnh binh được phân vào nhóm 87101 (Hoạt động của các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương bệnh binh).

87302: Hoạt động chăm sóc sức khoẻ người già

Nhóm này gồm: Việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc cho người già, những người mà không thể tự chăm sóc mình một cách đầy đủ hoặc những người mà không muốn sống độc lập một mình.

Việc chăm sóc bao gồm phòng ở, chế độ ăn uống, theo dõi và giúp đỡ trong cuộc sống hàng ngày, như dịch vụ quản gia. Trong một số trường hợp, các đơn vị này còn cung cấp sự chăm sóc điều dưỡng về chuyên môn cho những người sống tại các khu riêng khác.

Nhóm này cũng gồm:

– Hoạt động của các cơ sở trợ giúp cuộc sống;

– Hoạt động tiếp tục chăm sóc sức khoẻ cho những người về hưu;

– Nhà dành cho người già với sự chăm sóc điều dưỡng tối thiểu;

– Nhà nghỉ không có sự chăm sóc điều dưỡng.

Loại trừ:

– Nhà dành cho người già có sự chăm sóc điều dưỡng được phân vào nhóm 87109 (Hoạt động của các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng các đối tượng khác);

– Hoạt động trợ giúp xã hội tập trung mà sự chăm sóc về y tế hoặc nơi nghỉ không phải là vấn đề quan trọng được phân vào nhóm 87909 (Hoạt động chăm sóc tập trung khác chưa được phân vào đâu).

87303: Hoạt động chăm sóc sức khoẻ người khuyết tật

Nhóm này gồm: Việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc cho người khuyết tật. Việc chăm sóc bao gồm phòng ở, chế độ ăn uống, theo dõi và giúp đỡ trong cuộc sống hàng ngày, như dịch vụ quản gia. Trong một số trường hợp, các đơn vị này còn cung cấp sự chăm sóc điều dưỡng về chuyên môn cho những người sống tại các khu vực riêng khác.

Loại trừ: Hoạt động trợ giúp xã hội tập trung mà sự chăm sóc về y tế hoặc nơi nghỉ không phải là vấn đề quan trọng được phân vào nhóm 87909 (Hoạt động chăm sóc tập trung khác chưa được phân vào đâu).

Hình minh họa. Mã ngành 8730 Hoạt động chăm sóc sức khỏe người có công, người già và người khuyết tật không có khả năng tự chăm sóc

3. Gợi ý cách ghi Mã ngành 8730 Hoạt động chăm sóc sức khỏe người có công, người già và người khuyết tật không có khả năng tự chăm sóc

Trường hợp 1: Tổng hợp

MÃ NGÀNH TÊN NGÀNH
8730 Hoạt động chăm sóc sức khỏe người có công, người già và người khuyết tật không có khả năng tự chăm sóc

Trường hợp 2: Chi tiết

MÃ NGÀNH TÊN NGÀNH
8730 Hoạt động chăm sóc sức khoẻ người có công, người già và người khuyết tật không có khả năng tự chăm sóc
Chi tiết: Hoạt động chăm sóc sức khoẻ người có công (trừ thương bệnh binh); hoạt động chăm sóc sức khoẻ người già; hoạt động chăm sóc sức khoẻ người khuyết tật

Trường hợp 3: Chi tiết

MÃ NGÀNH TÊN NGÀNH
8730 Hoạt động chăm sóc sức khoẻ người có công, người già và người khuyết tật không có khả năng tự chăm sóc
(trừ dịch vụ khám chữa bệnh) (trừ lưu trú bệnh nhân)

Trường hợp 4: Chi tiết

MÃ NGÀNH TÊN NGÀNH
8730 Hoạt động chăm sóc sức khoẻ người có công, người già và người khuyết tật không có khả năng tự chăm sóc
Chi tiết: Hoạt động chăm sóc sức khỏe người già, cụ thể: chăm sóc bao gồm phòng, chế độ ăn uống và giúp đỡ trong cuộc sống hàng ngày, như dịch vụ quản gia (không bao gồm hoạt động chăm sóc sức khỏe y tế)

Trường hợp 5: Chi tiết

MÃ NGÀNH TÊN NGÀNH
8730 Hoạt động chăm sóc sức khoẻ người có công, người già và người khuyết tật không có khả năng tự chăm sóc
Chi tiết: Việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc cho người tàn tật. Việc chăm sóc bao gồm phòng, chế độ ăn uống, theo dõi, và giúp đỡ trong cuộc sống hàng ngày, như dịch vụ quản gia (Không bao gồm hoạt động khám bệnh, chữa bệnh)

Trường hợp 6: Chi tiết

MÃ NGÀNH TÊN NGÀNH
8730 Hoạt động chăm sóc sức khoẻ người có công, người già và người khuyết tật không có khả năng tự chăm sóc
Chi tiết: Hoạt động chăm sóc sức khỏe người già, cụ thể: chăm sóc bao gồm phòng, chế độ ăn uống, theo dõi, và giúp đỡ trong cuộc sống hàng ngày, như dịch vụ quản gia ( không bao gồm hoạt động chăm sóc sức khỏe y tế)

Trường hợp 7: Chi tiết

MÃ NGÀNH TÊN NGÀNH
8730 Hoạt động chăm sóc sức khoẻ người có công, người già và người khuyết tật không có khả năng tự chăm sóc
Chi tiết: Hoạt động chăm sóc sức khỏe người già và người tàn tật không có khả năng tự chăm sóc (trừ khám chữa bệnh)

Trường hợp 8: Chi tiết

MÃ NGÀNH TÊN NGÀNH
8730 Hoạt động chăm sóc sức khoẻ người có công, người già và người khuyết tật không có khả năng tự chăm sóc
Chi tiết : Hoạt động chăm sóc sức khoẻ người già

Lưu ý: Tùy từng đơn vị hành chính cụ thể mà có thể phải ghi chi tiết cho mã ngành cấp 4 hoặc cam kết hoạt động theo quy định.


4. Dịch vụ pháp lý doanh nghiệp của hilaw.vn

Thành lập doanh nghiệp – Doanh nghiệp tư nhân;

– Công ty TNHH một thành viên

– Công ty TNHH hai thành viên trở lên;

– Công ty cổ phần;

– Công ty hợp danh;

Xêm thêm: Trình tự, thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp

Đăng ký thay đổi – Thay đổi địa chỉ trụ sở chính;

– Thay đổi người đại diện theo pháp luật;

– Thay đổi tên doanh nghiệp;

– Thay đổi vốn điều lệ (tăng vốn, giảm vốn);

– Thay đổi chủ sở hữu/thành viên/cổ đông;

– Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

Thông báo thay đổi – Thay đổi ngành, nghề kinh doanh;

– Thay đổi nội dung đăng ký thuế;

– Thay đổi thông tin người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu là tổ chức;

Tạm ngừng kinh doanh – tiếp tục kinh doanh trước thời hạn – Thông báo tạm ngừng kinh doanh;

– Đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo;

Thành lập đơn vị phụ thuộc – Thành lập chi nhánh;

– Thành lập văn phòng đại diện;

– Thành lập địa điểm kinh doanh;

Giải thể – Giải thể doanh nghiệp;

– Chấm dứt hoạt động đơn vị phụ thuộc

hilaw.vn

Bài viết liên quan