Nguồn gốc và bản chất của pháp luật
1. Nguồn gốc của pháp luật
Trong Xã hội Công sản nguyên thủy chưa có Nhà nước và vì vậy cũng chưa có pháp luật, Chỉ có những quy tắc xử sự chung. Quy tắc xử sự chung đó là những quy phạm xã hội bao gồm tập quán pháp và tín điều tôn giáo . Các quy phạm xã hội hội này có những đặc điểm cơ bản là:
– Thể hiện ý chí phù hợp với lợi ích toàn thị tộc
– Điều chỉnh cách xử sự của những con người liên kết với nhau theo tinh thần hợp tác cộng đồng
– Được thực hiện một cách tự nguyện và theo thói quen của mỗi thành viên trong thị tộc, bộ lạc.
Khi chế độ tư hữu xuất hiện và xã hội phân chia giai cấp thì các tập quán thể hiện ý chí chung của mọi người không còn phù hợp nữa . Các tầng lớp giàu có đã tìm cách giữ lại những tập quán có lợi, vận dụng và biến đổi nội dung các tập quán sao cho chúng phù hợp ý chí giai cấp thống trị và bằng sự thừa nhận của Nhà nước, các tập quán đã trở thành những quy tắc xử sự chung, đó là quy phạm pháp luật.
Mặt khác, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự phân công lao động và người lao động ngày càng tăng đã xuất hiện nhiều mối quan hệ phát sinh trong xã hội, đòi hỏi nhà nước phải có những quy phạm pháp luật mới để điều chỉnh Vì vậy hoạt động xây dựng pháp luật tiến hành vào thời kỳ sớm nhất khi nhà nước ra đời.
Pháp luật ra đời cùng với Nhà nước là công cụ sắc bén để thực hiện quyền lực Nhà nước, duy trì địa vị và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Nhà nước ban hành pháp luật và đảm bảo cho pháp luật được thực hiện
Khái niệm: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí giai cấp thống trị nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của nhà nước.

2. Bản chất của pháp luật
2.1. Tính giai cấp
Chủ thể ban hành: pháp luật chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành với những hình thức nhất định.
Pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị trong xã hội. Nội dung của pháp luật được quyết định trước hết bởi điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp thống trị.
Mục đích: pháp luật được ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm hướng các quan hệ xã hội đó phát triển theo một trật tự phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị. VD: quyền vô hạn của chủ nô, tình trạng vô quyền của nô lệ.
2.2. Tính xã hội
Cùng với việc thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, pháp luật còn thể hiện ý chí và lợi ích của giai cấp và tầng lớp khác trong xã hội.
Pháp luật là phương tiện để con người xác lập quan hệ với nhau, nhờ đó xã hội có sự ổn định và trật tự.