Những lưu ý khi nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
1. Những quy định pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
1.1. Điều kiện được nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Quy định tại Điều 28 Luật Nuôi con nuôi 2010 về những trường được nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Người có quốc tịch Việt Nam hoặc người nước ngoài định cư, sinh sống ở nước ngoài được quyền nhận con nuôi là trẻ em Việt Nam với điều kiện tại nơi sinh sống đó là nước thành viên của điều ước quốc tế với Việt Nam. Hoặc có thể nhận trẻ em nước ngoai làm con nuôi. Cụ thể nhận trên danh nghĩa là cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, họ hàng người thân thích, anh chị em của người được nhận làm con nuôi.
Trường hợp khác, có những người muốn nhận trẻ khuyết tật, nhiễm bệnh hiểm nghèo làm con nuôi.
1.2. Những điều kiện với người nhận con nuôi
Tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010, người nhận nuôi cần có đủ điều kiện sau:
- Là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự
- Độ tuổi đủ trách nhiệm nuôi con là lớn hơn người con nuôi 20 tuổi
- Đảm bảo được về kinh tế và việc nuôi dưỡng giáo dục con nuôi
- Là người có nhân cách đạo đức tốt
Một số trường hợp đặc biệt không được nhận con nuôi, người đó đang chấp hành án phạt tù, xử phạt hành chính, chưa được xóa án tích về các tội xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của con người, những người có tiền án hành hạ ngược đãi bố mẹ, con cái… buôn bán chất cấm, hàng cấm.
1.3. Quy định đối với người được nhận làm con nuôi
– Độ tuổi là trẻ dưới 16 tuổi.
– Trường hợp đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu được cha dượng hoặc mẹ kế nhận làm con nuôi, hoặc họ hàng anh chị, cô cậu nhận làm con nuôi.
– Chỉ được phép làm con nuôi của một cặp vợ chồng hoặc làm con nuôi của một người đang độc thân có đủ năng lực nuôi dưỡng mình.
– Những trẻ em mồi côi, có hoàn cảnh khó khăn, trẻ bị bỏ rơi nên khuyến khích được nhận làm con nuôi.

2. Thủ tục nhân nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Vấn đề này pháp luật đã có quy định rất chặt chẽ, chúng ta cần nắm rõ các bước làm thủ tục và biết thêm một những lưu dưới đây, để đảm bảo được độ chinh xác khi thực hiện.
2.1. Hồ sơ nhận nuôi con nuôi
Người nhận nuôi con chuẩn bị 02 bộ hồ sơ được quy định tại Điều 31 Luật nuôi con nuôi 2010 và người được nhận làm con nuôi phải chuẩn bị 03 bộ hồ sơ được quy định tại Điều 32 Luật nuôi con nuôi 2010.
Lưu ý:
-Tất cả giấy tờ, tài liệu trong bộ hồ sơ yêu cầu nộp được quy định trong điều luật này đều đã được cơ quan có thẩm quyền ở nơi thường trú xác nhận và đóng dấu.
– Phải nộp thêm 01 bản hồ sơ cho Bộ Tư pháp thông qua cơ quan trung ương đối với người nhận con nuôi.
2.2. Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi.
– Sở tư pháp tỉnh, thành phố để đăng ký.
– Cơ quan đại diện ( đại sứ quán Việt Nam) tại nước ngoài để đăng ký việc nuôi con nuôi của công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài.
2.3. Thời hạn xử lí trìn tự thủ tục nhận con nuôi
Thời hạn 30 ngày, bắt đầu từ ngày nhận hồ sơ của người nhận con nuôi, cơ quan thẩm quyền xem xét và giới thiệu trẻ em làm con nuôi ( trừ nhận con nuôi đích danh).
Thời hạn 10 ngày, bắt đầu từ ngày nhận được hồ sơ do Sở tư pháp, khi được sự đồng ý của UBND thì sẽ chuyển hồ sơ cho Bộ Tư pháp tiếp nhận.
Kể từ khi có báo cáo nhận nuôi con nuôi, trong vòng 30 ngày Bộ Tư pháp thực hiện công việc: kiểm tra và đánh giá việc nhận nuôi trẻ em Việt Nam làm con nuôi có hợp lệ, đủ điều kiện hay không. Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền tại nơi thường trú của người nhận con nuôi. Trong thời hạn 15 ngày, các bên cơ quan có thẩm quyền làm việc trao đổi với nhau, sau khi xác nhận rõ ràng về tài liệu lẫn hình thức việc nhận nuôi con nuôi đảm bảo và đủ điều kiện thì Sở Tư pháp sẽ thông báo cho người nhận con nuôi đến Việt Nam để nhận con.