Phân loại quan hệ pháp luật hành chính 

1. Căn cứ vào mối quan hệ giữa các chủ thể

Có 02 loại quan hệ pháp luật hành chính:

Các quan hệ dọc là quan hệ pháp luật hành chính giữa các bên có phụ thuộc về mặt tổ chức.

Ví dụ: Giữa Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Tư pháp, giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với Vụ Giáo dục Đại học.

Các quan hệ ngang là quan hệ pháp luật hành chính giữa các chủ thể không có sự lệ thuộc về mặt tổ chức, như: Cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước và công dân…


2. Căn cứ vào tính chất quyền và nghĩa vụ của các bên trong mối quan hệ

Có 02 loại quan hệ pháp luật hành chính:

Các quan hệ nội dung là các quan hệ trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ đó.

Ví dụ: Quan hệ giữa cơ quan công an và công dân (khi cơ quan công an xử phạt vi phạm hành chính) hay quan hệ giữa Ủy ban nhân dân huyện và công dân (khi yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

Các quan hệ thủ tục là quan hệ phát sinh nhằm tiến hành những thủ tục cần thiết do pháp luật quy định giúp cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quan hệ nội dung.

Ví dụ: Công dân yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải gửi đơn cho Ủy ban nhân dân huyện (quan hệ thủ tục).

Bài viết liên quan