Quy định về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

0

1. Bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất

Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất.

1.1. Nguyên tắc bồi thường về đất

Việc bồi thường về đất phải tuân thủ theo ba nguyên tắc sau:

– Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường thì được bồi thường.

– Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

– Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của phápluật.

1.2. Điều kiện để được bồi thường về đất

1.2.1. Điều kiện cần

Người sử dụng đất có một trong ba điều kiện sau:

– Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất ở.

– Có giấy tờ liên quan tới đất được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.

– Có đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

1.2.2. Điều kiện đủ

Không thuộc các trường hợp không được bồi thường về đất.

1.3. Các trường hợp bồi thường về đất cụ thể

– Bồi thường đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân (Điều 77 Luật Đất đai năm 2013).

– Bồi thường đất nông nghiệp của tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủtài chính, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo (Điều 78 Luật đất đai năm 2013).

– Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở (Điều 79 Luật đất đai năm 2013, Điều 6 Nghị định số 47/2013/NĐ-CP).

– Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp không phải là đất ởcủa hộ gia đình, cá nhân (Điều 80 Luật Đất đai năm 2013, Điều 7 Nghị định số47/2014/NĐ-CP).

– Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp không phải là đất ởcủa tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Điều 81 Luật đất đai năm 2013).

– Bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đối với đất được giao không đúng thẩm quyền trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 nhưng đã nộp tiền để được sử dụng đất mà chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Điều 11 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP).

Hình minh họa. Quy định về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

2. Bồi thường chi phí đầu tư còn lại vào đất

Chi phí đầu tư vào đất còn lại bao gồm chi phí san lấp mặt bằng và chi phí khá cliên quan trực tiếp có căn cứ chứng minh đã đầu tư vào đất mà đến thời điểm Nhà nước thu hồi đất còn chưa thu hồi được.

– Các khoản chi phí đầu tư còn lại vào đất có thể bao gồm:

+ Chi phí san lấp mặt bằng;

+ Chi phí cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất, thau chua rửa mặn, chống xói mòn, xâm thực đối với đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp.

+ Chi phí gia cố khả năng chịu lực chống rung, sụt lún đối với đất làm mặt bàng sản xuất kinh doanh;

+ Chi phí khác có liên quan đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất. – Điều kiện xác định chi phí đầu tư còn lại vào đất.

+ Có hồ sơ chứng từ chứng minh đã đầu tư vào đất. Trường hợp không có hồ sơ, chứng từ chứng minh thì ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế quy đinh việc xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại.

+ Chi phí đầu tư vào đất còn lại không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.

Chi phí đầu tư còn lại vào đất được xác định theo Điều 3 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP.


3. Bồi thường về tài sản

3.1. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất

– Khi Nhà nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường.

– Khi Nhà nước thu hồi đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải ngừng sản xuất, kinh doanh mà có thiệt hại thì được bồi thường thiệt hại.

3.2. Các trường hợp bồi thường về tài sản cụ thể

– Bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng trên đất (Điều 9 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP).

– Bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất đối với đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công trình có hành lang bảo vệ (Điều 10 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP).

– Bồi thường nhà, công trình đối với người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước (Điều 14 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP).

– Bồi thường về di chuyển mồ mả (Điều 14 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP).

– Bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi (Điều 90 Luật Đất đai 2013).

– Bồi thường chi phí di chuyển tài sản khi Nhà nước thu hồi đất (Điều 90 Luật Đất đai 2013).

3.3. Trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường tài sản gắn liền với đất

– Tài sản gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp thu hồi đất mà không được bồi thường.

– Tài sản gắn liền với đất được tạo lập trái quy định của pháp luật hoặc tạo lập từ sau khi có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và công trình xây dựng khác không còn sử dụng.

5/5 - (3 bình chọn)


 
LƯU Ý: Nội dung bài viết trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung bài viết trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: info@hilaw.vn
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Để lại bình luận