Thành lập, tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán

1. Thành lập, lổ chức quản trị của quỹ đầu tư chứng khoán

Việc thành lập quỹ đầu tư chứng khoán do công ty quản lý quỹ thực hiện. Điều kiện và thủ tục thành lập quỹ đầu tư đại chúng và quỹ đầu tư thành viên được pháp luật quy định khác nhau.

Quỹ đầu tư đại chúng được thành lập khi có ít nhất 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp mua chứng chỉ quỹ và tổng giá trị chứng chỉ quỹ đã bán đạt ít nhất là 50 tỷ đồng (Điều 108 Luật Chứng khoán 2019). Để thành lập quỹ đầu tư đại chúng, công ty quản lý quỹ phải đăng ký với UBCKNN.

Quỹ đầu tư thành viên được thành lập khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

(i) Vốn góp tối thiếu là 50 tỷ đồng;

(ii) Có tối đa 30 thành viên góp vốn và chỉ bao gồm thành viên là pháp nhân;

(iii) Do một công ty quản lý quỹ quản lý, tài sản cúa quỹ thành viên được lưu ký tại một ngân hàng lưu ký độc lập với công ty quản lý quỹ.

Để thành lập quỹ đầu tư thành viên, công ty quản lý quỹ chỉ phải thông báo việc thành lập quỹ đến UBCKNN.

Hình minh họa. Thành lập, tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán

2. Hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán

Quỹ đầu tư chứng khoán được thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán phù hợp với quy định của pháp luật, bao gồm những hoạt động chủ yếu dưới đây:

2.1. Chào bán chứng chỉ quỹ

Quỹ đầu tư chứng khoán đại chúng được chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng để huy động vốn, nhưng phải tuân thủ các điều kiện và thủ tục chào bán chứng khoán do pháp luật quy định. Việc chào bán chứng chỉ quỹ đại chúng dạng đóng bao gồm chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng, phát hành chứng chỉ quỹ để tăng vốn. Việc chào bán, phát hành chứng chỉ quỹ phải được công ty quản lý quỹ đăng ký với UBCKNN.

2.2. Mua lại chứng chỉ quỹ

Công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát có quyền thay mặt quỹ mở mua lại chứng chỉ quỹ mở từ nhà đầu tư và bán lại hoặc phát hành thêm chứng chỉ quỹ mở. Việc mua lại, bán lại hoặc phát thành thêm chứng chỉ quỹ mở trong phạm vi vốn góp tối đa của quỹ không cần có quyết định của Đại hội nhà đầu tư. Thủ tục mua lại, bán lại chứng chỉ quỹ mở tuân theo quy định của Bộ Tài chính.

2.3. Tăng vốn

Công ty quản lý quỹ có quyền tăng vốn của quỹ thông qua việc phát hành thêm chứng chỉ quỹ đầu tư. Đối với quỹ đầu tư dạng đóng, việc tăng vốn chỉ được thực hiện thông qua hình thức phát hành quyền mua chứng chỉ quỹ đóng được chuyển nhượng cho các nhà đầu tư hiện hữu của quỹ.

2.4. Xác lập danh mục đầu tư

Các quỹ đầu tư chứng khoán có quyến lựa chọn mục tiêu dđầu tư của quỹ, phân bổ tài sản của quỹ và hình thành danh mục đầu tư để phục vụ cho hoạt động đầu tư của quỹ. Việc thực hiện đầu tư do công ty quản lý quỹ thay mặt cho quỹ quyết định mà không phụ thuộc vào các thành viên của quỹ.


3. Quyền và nghĩa vụ của quỹ dầu tư chứng khoán

Quỹ đầu tư chứng khoán là hình thức đầu tư chứng khoán tập trung, do vậy hoạt động của quỹ có ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của các thành viên và các cổ đông góp vốn. Để bảo vệ lợi ích của các thành viên và cổ đông, đồng thời ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực có thể phái sinh trong quá trình vận hành của quỹ, pháp luật về chứng khoán có những quy định kiểm soát hoạt động của quỹ rất chặt chẽ. Theo quy định, do hầu hết các hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán đều được thực hiện thông qua công ty quản lý quỹ nên việc xác định các quyền và nghĩa vụ của quỹ đầu tư chứng khoán thường gắn với các quyền, nghĩa vụ cụ thể của công ty quản lý quỹ – với tư cách là nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán trên thị trường. Các quyền, nghĩa vụ này phát sinh trong quá trình thực hiện dịch vụ quản lý quỹ của công ty quán lý quỹ, bao gồm:

– Công ty quản lý quỹ đầu tư đại chúng không được sử dụng vốn và tài sản của quỹ để đầu tư vào chứng chỉ quỹ của chính quỹ đại chúng đó hoặc cúa một quỹ đầu tư chứng khoán khác. Trong trường hợp đầu tư vào chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức phát hành hoặc công ty khác, đầu tư vào bất động sản thì phải tuân thủ các hạn mức đầu tư theo quy định của pháp luật (Điều 110 Luật Chứng khoán 2019). Cơ cấu đầu tư của quỹ đại chúng có thể sai lệch nhưng không quá 15% so với các hạn mức đầu tư được phép với điều kiện là các sai lệch đó phải là kết quả của việc tăng hoặc giảm giá trị thị trường của tài sản đầu tư và các khoản thanh toán hợp pháp của quỹ đại chúng. Công ty quản lý quỹ phải báo cáo UBCKNN và công bố thông tin về các sai lệch phát sinh. Đồng thời, trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày sai lệch phát sinh, công ty quản lý quỹ phải điều chỉnh lại danh mục đầu tư để bảo đảm các hạn mức đầu tư được quy định;

– Công ty quản lý quỹ đại chúng không được dùng vốn và tài sản của quỹ để cho vay hoặc bảo lãnh cho bất kỳ khoản vay nào. Công ty quản lý quỹ không được phép vay để tài trợ cho hoạt động của quỹ đại chúng, trừ trường hợp vay ngắn hạn để trang trải các chi phí cần thiết cho quỹ. Tổng giá trị các khoản vay ngắn hạn của quỹ đại chúng không được quá 5% giá trị tài sản ròng của quỷ dại chúng tại mọi thời điểm và thời hạn vay tối đa là ba mươi ngày;

– Công ty quản lý quỹ đầu tư đại chúng phải công bố công khai các thông tin về hoạt động của công ty và của quỹ đầu tư đại chúng (Điểu 123 và 124 Luật Chứng khoán 2019). Công ty quản lý quỹ phải báo cáo UBCKNN định kỳ và bất thường về danh mục đầu tư, hoạt động đầu tư, tình hình tài chính của quỹ đầu tư chứng khoán

Bài viết liên quan