Thương mại quốc tế là gì? Luật Thương mại quốc tế là gì?

1. Thương mại quốc tế là gì?

Thương mại quốc tế có từ lâu đời và đã trải qua những thời kì phát triển khác nhau. Có thể chia sự hình thành và phát triển của thương mại quốc tế thành 4 thời kì sau:

Thời kỳ thứ nhất, bắt đầu từ thế kỉ XIX trước Công nguyên đến thế kỷ thứ IV. Trong thời kì này. hoạt động thương mại quốc tế đã được coi là hình thành khi mà các hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá không còn bị bó hẹp trong từng quốc gia nhất định mà đã vượt ra khỏi biên giới của mỗi quốc gia. Một trong những sự kiện quan trọng trong thời kì này đối với thương mại quốc tế là sự hình thành “con đường tơ lụa” nối châu Á với châu Âu. Do điều kiện giao thông khó khăn, phương tiện vận tài chưa phát triển nên hoạt động thương mại quốc tế trong thời kì này chỉ diễn ra ờ quy mô nhỏ.

Thời kỳ thứ hai, kéo dài từ thế kỉ V đến thế kỉ XIII. Trong thời kì này do chiến tranh liên miên giữa các thế lực phong kiến nên thương mại quốc tế kém phát triển. Tuy nhiên, hoạt động thương mại vẫn diễn ra khá nhộn nhịp ở một số thành phố của châu Âu và Trưng Đông – những nơi được coi là trung tâm giao dịch thương mại như Venise, Florence, Istanbul, Baghdad….

Thời kỳ thứ ba, được tính từ thế kỉ XIV đến năm 1945. Đây là thời kì đánh dấu sự phát triển mạnh của thương mại quốc tế. Do phương tiện giao thông phát triển, đặc biệt là giao thông đường biển nôn việc trao đổi mua bán hàng hóa giữa các nước cũng vì thế mà phát triển mạnh. Trong thời kì này, để đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hoá mà hàng loạt các loại dịch vụ có liên quan tới hoạt động thương mại quốc tế đã hình thành và phát triển như dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…

Thời kỳ thứ tư, được xác đ:nh từ năm 1945 đến nay. Đây là thời kì phát triển mạnh mê chưa từng có của thương mại quốc tế. Sự phát triển mạnh mẽ này có được nhờ những thành tựu khoa học kỹ thuật về sự quan tâm đặc biệt của các quốc gia đối với thương mại quốc tế mà mờ đẩu bằng việc hình thành GATT (1947) và sự ra đời của WTO (1995).

Có thể nói, cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế, khái niệm thương mại quốc tế cũng phát triển. Khái niệm thương mại quốc tế đã dán được thay đổi bởi sự đa dạng vé đối tượng trao đổi mua bán và sự phong phú về chủ thổ. Thứ nhất, vé sự đa dạng hoá đối tượng trao đổi, mua bán trong thương mại quốc tế. Nếu ngày đấu sơ khai, đối tượng của thương mại quốc tế là hàng hoá hữu hình thì sau này, bên cạnh hàng hoá hữu hình, các dịch vụ, các hoạt động đầu tư và vấn để sở hữu trí tuệ đã trở thành đối tượng của TMQT. Thứ hai, sự phong phú về chù thô’ tham gia hoạt động thương mại quốc tế. Nếu trước đây, đặc biệt là trong thời kì đầu thương mại quốc tế, chủ thể tham gia thương mại quốc tế chì là các cá nhân thì ngày nay trong quan hệ thương mại quốc tế, bôn cạnh sự ra đời của rất nhiều pháp nhân thì các quốc gia cũng đang trở thành một loại chủ thể đáng kể trong lĩnh vực này.

Từ việc đa dạng hoá đối tượng và phong phú về chủ thể trong thương mại quốc tế một cách nhanh chóng mà thuật ngữ “thương mại quốc tế trong nhiều trường hợp đã chưa được dùng một cách thống nhất, ở Việt Nam, hoạt động thương mại được hiểu là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm: mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.Trong khi đó, việc mua bán hàng hóa quốc tế được hiểu là việc xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá, theo đó hàng hóa được đưa ra, đưa vào lãnh thổ Việt Nam hoác khu vực đạc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Nói cách khác, thương mại quốc tế được hiểu là các hoạt động thương mại vượt ra khỏi biên giới quốc gia hoặc biên giới hải quan.

Với cách tiếp cận khái niệm thương mại như trên ở Việt Nam hai thuật ngữ là “International trade” (tạm dịch là thương mại quốc tế) và “international commerce” (tạm dịch là kinh doanh quốc tế) thường được hiểu chung một nghĩa là thương mại quốc tế. Tuy nhiên, ờ nhiêu nước trên thế giới, hai thuật ngữ này có nghĩa khác nhau. Nếu international trade là thuật ngữ chỉ các hoạt động thương mại quốc tế do các quốc gia thực hiện với nhau thì international commerce là thuật ngữ chỉ hoạt động thương mại quốc tế do các thương nhân tiến hành. Như vậy, có thể thấy rằng cách tiếp cận khái niệm “thương mại quốc tế” (international trade) các nước này không giống với Việt Nam. Nếu Việt Nam lấy dấu hiệu hành vi thương mại vượt ra khỏi biên giới quốc gia (bao gồm hành vi của quốc gia và của thương nhàn) làm tiêu chí xác định quan hô thương mại quốc tế thi ở một số nước việc xác định quan hệ thương mại quốc tế được dựa vào dấu hiệu chủ thể là quốc gia.

Hình minh họa. Thương mại quốc tế là gì? Luật Thương mại quốc tế là gì?

2. Khái niệm Luật thương mại quốc tế là gì?

Cũng như các lĩnh vực khác, hoạt động thương mại quốc tế chịu sự điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật và những nguyên tắc pháp lý nhất định. Trong thời kỳ đầu tiên hình thành quan hệ thương mại quốc tế, thông qua việc trao đổi mua bán giữa các thương nhãn cùa các nước khác nhau, những hành vi thương mại eta các thương nhân này được điều chỉnh bởi chính các thoả thuận của họ. Những thỏa thuận này được gọi là “thỏa thuận quân tử”, bời vì nó được những thương nhân xác lập và tôn trọng thực hiện. Sau này, khi có sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động thương mại quốc tế, những quy định pháp luật được nhà nước ban hành trên nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của các thương nhân và bảo vệ quyền lợi của nhà nước.

Hoạt động thương mại là các hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận thông qua việc trao đổi mua bán hàng hoá, dịch vụ và các đối tượng trao đổi khác trong thương mại. Theo quy định của Luật thương mại năm 2005 được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 (sau đây gọi tất là LTM 2005) thì hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác nhằm mục đích sinh lợi (khoản 1 Điều 3 LTM 2005).

Thương mại quốc tế là hoạt động thương mại có yếu tố nước ngoài. Các yếu tố nước ngoài trong thương mại quốc tế được xác định trên cơ sở của ba dấu hiệu là: Chủ thể trong quan hệ thương mại là các bên có quốc tịch khác nhau hoặc có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau; sự kiện làm phát sinh thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ thương mại xảy ra ở nước ngoài và đối tượng của quan hệ thương mại như hàng hoá, dịch vụ hoặc các đối tượng khác ở nước ngoài.

Luật thương mại quốc tế là tổng hợp các nguyên tắc, các quy phạm điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể trong hoạt động thương mại quốc tế.

Bài viết liên quan