Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật

Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến quyền tự do thân thể của công dân, được thực hiện một cách cố ý do người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với bất kỳ động cơ nào trái với các quy định của pháp luật.


1. Căn cứ pháp lý

Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật được quy định tại Điều 157 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Khoản 30 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017):

Điều 157. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật

1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 153 và Điều 377 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người đang thi hành công vụ;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

g) Làm cho người bị bắt, giữ, giam hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn;

h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Làm người bị bắt, giữ, giam chết hoặc tự sát;

b) Tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục nhân phẩm của người bị bắt, giữ, giam;

c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.


2. Cấu thành tội phạm của tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật

2.1. Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm này là quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tự do cá nhân – một trong những quyền cơ bản quan trọng của công dân được ghi nhận tại Điều 20 Hiến pháp. Việc bắt, giữ hoặc giam người liên quan trực tiếp đến thân thể, quyền tự do củacông dân, uy tín chính trị, danh dự của họ. Vì vậy, các trường hợp và thẩm quyền bắt, giữ hoặc giam người được quy định hết sức chặt chẽ trong Bộ luật Tố tụng hình sự (như: việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam (Điều 113); việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp (Điều 110);…). Mọi hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật trái với những quy định này đều phải bị xử lý nghiêm minh.

Hình minh họa. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật

2.2. Mặt khách quan của tội phạm

Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật thể hiện ở một trong các hành vi sau:

– Bắt người trái pháp luật là hành v i dùng vũ lực buộc công dân phải tuân thủ mệnh lệnh của người bắt và buộc người bị bất phải chịu những hạn chế tối đa về tự do đi lại. Thông thường, bạo lực được sử dụng là trói, khóa, dẫn giải, canh gác, buộc phải ờ một vị trí nhất định trái với ý chí của họ.

– Giữ người trái pháp luật là hành vi buộc người bị giữ khi được hoạt động trong một giới hạn không gian chật hẹp nhất định, trong khoảng thời gian nhất định trái với ý chí của họ.

– Giam người trái pháp luật hành vi buộc người bị giam phải ở trong một nhà giam, nhà tạm giam hoặc những nơi nào đó được xây dựng để giam, giữ người. Đây là hình thức tước quyền tự do của con người, buộc họ phải chấp nhận chế độ giao tiếp, ăn uống, sinh hoạt cá nhân theo những quy định ngặt nghèo của nhà giam. Hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật có thể là:

– Hành vi của người không có thẩm quyền, không có chức năng hoạt động Nhà nước và cũng không phải trường hợp phạm tội quả tang hoặc đang có lệnh truy nã nhưng vì lý do cá nhân đã có hành v i bắt, giữ, giam người trái phép.

Ví dụ: Khoảng 16h30 ngày 26/8, khi chị Thanh đang ngồi uống nước tại phố, bị Đặng Đình Sơn và Toàn đi xe máy tới túm tóc, tát chị Thanh và lô i ra xe máy, đưa chị Thanh về văn phòng cho thuê xe ô tô tại 55 phố M. Tại đây, Đặng Đình Sơn dùng dây xích sắt xích cổ tay, trói tay và tát chị Thanh, giữ chị Thanh đến tối ngày 28/8 mới thả.

– Hành vi của người tuy có chức năng hoạt động Nhà nước nhưng tiến hành bắt, giữ, giam người khi không đủ tài liệu chứng cứ hoặc tuy có đủ tài liệu chứng cứ về hành vi phạm tội của họ nhưng không đúng thẩm quyền, thủ tục hoặc thời gian theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Theo quy định Bộ luật Tố tụng hình sự chỉ được phép bắt người trong 3 trường hợp: bắt bị can, bị cáo để tạm giam; bắt người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang có lệnh truy nã. Mọi hành vi bắt người không thuộc một trong 3 trường hợp này đều là trái pháp luật.

Tạm giữ người được áp dụng đối với người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang quy định tại Điều 118 và Điều 111 Bộ luật Tố tụng hình sự. Trong thời hạn 12 giờ, lệnh tạm giữ phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Nếu quá 12 giờ mà không gửi lệnh tạm giữ cho Viện kiểm sát là vi phạm hoặc tuy đã được Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh tạm giữ nhưng giữ quá thời gian phê chuẩn.

Tạm giam được quy định tại Điều 118 và Điều 111 Bộ luật Tố tụng hình sự. Do đó, không chấp hành đúng về thời hạn, tiêu chuẩn, thủ tục tạm giam đều được coi là giam người trái pháp luật.

Trong trường hợp việc tạm giữ, tạm giam không đúng hoặc không cần thiết đã không ra quyết định hoặc không chấp hành quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của pháp luật thì không phạm tội này mà phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật (Điều 377). Nếu việc làm trái pháp luật chi có tính chất đơn thuần v i phạm thủ tục hành chính thì không xử lý về hình sự mà bị xử lý về hành chính.

2.3. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm là bất kỳ người nào có đủ năng trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Một số trường hợp chủ thể là người trong cơ quan bảo vệ pháp luật có chức năng nhiệm vụ về lĩnh vực này.

2.4. Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Động cơ, mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của tội phạm.


3. Hình phạt

Điều 157 Bộ luật Hình sự 2015 quy định ba khung hình phạt

– Khoản 1: phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm áp dụng đối với trường hợp phạm tội không có tình tiết định khung tăng nặng.

– Khoản 2: phạt tù từ một năm đến năm năm áp dụng đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Có tổ chức là từ 2 người trở lên khi thực hiện tội phạm có sự phân công vai trò trách nhiệm của từng người trong hành động.

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn: chức vụ là nhiệm vụ tương ứng với chức được giao. Chức vụ gắn liền với quyền năng và nghĩa vụ như chức vụ trong tổ chức Đảng, Nhà nước, các đoàn thể…

+ Đổi với người thi hành công vụ là trường hợp bắt, giữ, giam người có nhiệm vụ do cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội giao cho vì lợi ích chung của Nhà nước, xã hội như cảnh sát điều tra vụ án, thẩm phán đang xét xử vụ án, cán bộ thuế đang thu thuế, cán bộ kiểm lâm đang bảo vệ rừng…

+ Phạm tội nhiều lần là từ 2 lần trở lên mà những lần này chưa bị xét xử.

+ Đối với nhiều người là từ 2 người trở lên.

– Khoản 3: phạt tù từ ba năm đến mười năm áp dụng trong trường hợp phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng (như: nạn nhân bị thương tích, bị tổn hại sức khoẻ hoặc nạn nhân tự sát, gây phẫn nộ trong quần chúng nhân dân, mất lòng tin vào cán cân công lý; bắt giữ người đang trên đường đi chỉ huy chống bão lụt, vì thiếu người chỉ huy nên đê

đã vỡ,…).

– Hình phạt bổ sung: người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

Bài viết liên quan