Tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ

 1. Căn cứ pháp lý

Tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ là hành vi của quân nhân dự bị đã không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ trong trường hợp có lệnh tổng động viên, lệnh động viên cục bộ, có chiến tranh hoặc có nhu cầu tăng cường cho lực lượng thường trực của quân đội để chiến đấu bảo vệ địa phương, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

Tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ được quy định tại Điều 333 Bộ luật Hình sự 2015:

Điều 333. Tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ

1. Người nào là quân nhân dự bị mà không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ trong trường hợp có lệnh tổng động viên, lệnh động viên cục bộ, có chiến tranh hoặc có nhu cầu tăng cường cho lực lượng thường trực của quân đội để chiến đấu bảo vệ địa phương, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;

b) Lôi kéo người khác phạm tội.


2. Cấu thành tộ phạm của tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ

2.1. Khách thể của tội phạm

Tội phạm xâm phạm đến chế độ đăng ký, quản lý, tổ chức, biên chế, huấn luyện, diễn tập đối với quân nhân dự bị của Nhà nước trong các hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của pháp luật.

Hình minh họa. Tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ

2.2. Mặt khách quan của tội phạm

– Hành vi phạm tội của tội này là hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ. Hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ được hiểu là hành vi cố ý không có mặt đúng thời gian và địa điểm quy định theo lệnh gọi nhập ngũ của người có thẩm quyền hoặc trốn tránh bằng các thủ đoạn khác như chuyển nơi ở đến địa phương khác; bỏ trốn khỏi nơi cư trú; dùng các thủ đoạn gian dối để chứng minh mình không đủ điều kiện nhập ngũ như giả điên, giả ốm nặng, giả mắc bệnh hiểm nghèo, giả bị thương do tai nạn… Tuy nhiên, hành vi này chỉ cấu thành tội phạm khi thuộc một trong các trường hợp: có lệnh tổng động viên; lệnh động viên cục bộ; có chiến tranh hoặc có nhu cầu tăng cường cho lực lượng thường trực của quân đội.

– Tình tiết tăng nặng định định khung là hành vi tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người phạm tội để cơ quan có thẩm quyền tin rằng mình không đủ điều kiện về sức khỏe để nhập ngũ hoặc có dấu hiệu lôi kéo người khác phạm tội.

– Hậu quả của tội phạm là hậu quả phi vật chất làm ảnh hưởng đến kế hoạch tuyển quân, đến chính sách thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với người đã đủ điều kiện để nhập ngũ. Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm mà nó chỉ có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt.

2.3. Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, thấy trước hậu quả của hành vi đó nhưng chủ yếu là bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.

Động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, việc xác định động cơ có ý nghĩa trong quyết định hình phạt.

2.4. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội này là chủ thể đặc biệt được thể hiện ngay trong tên gọi của điều luật, đó là quân nhân dự bị, đạt độ tuổi chịu TNHS và có năng lực TNHS theo quy định của BLHS. Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì hạ sĩ quan và binh sĩ xuất ngũ khi về đến nơi cư trú phải có trách nhiệm đăng ký vào ngạch dự bị với Ban chỉ huy quân sự cấp xã, cấp huyện. Sau khi được đăng ký, những hạ sĩ quan và binh sĩ xuất ngũ này được coi là quân nhân dự bị. Theo Điều 24 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì quân nhân dự bị có hai hạng:

– Quân nhân dự bị hạng một: là hạ sĩ quan và binh sĩ đã phục vụ tại ngũ đủ thời hạn hoặc trên thời hạn đã quy định; hạ sĩ quan và binh sĩ xuất ngũ trước thời hạn nhưng đã có thời gian phục vụ tại ngũ trên sáu tháng; hạ sĩ quan và binh sĩ đã trải qua chiến đấu; nam quân nhân dự bị hạng hai đã qua huấn luyện tập trung đủ sáu tháng.

– Quân nhân dự bị hạng hai là hạ sĩ quan và binh sĩ xuất ngũ trước thời hạn nhưng đã có thời gian phục vụ tại ngũ dưới sáu tháng; công dân nam chưa phục vụ tại ngũ từ 26 tuổi trở lên được chuyển sang ngạch dự bị; công dân nữ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự.


3. Hình phạt

Về hình phạt, người phạm tội theo khoản 1 Điều 333 có thể phải chịu hình phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Trường hợp người phạm tội có hành vi tự gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của mình hoặc lôi kéo người khác phạm tội thì phải chịu hình phạt từ từ hai năm đến bảy năm.

Ngoài ra, cần lưu ý đối với một số trường hợp phạm tội cụ thể sau:

– Người giúp quân nhân dự bị gây thương tích theo yêu cầu của chính nạn nhân để người đó không đủ điều kiện nhập ngũ mà đù yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác quy định tại Điều 134 BLHS thì có thể bị truy cứu TNHS về tội này.

– Nếu người phạm tội lôi kéo người khác phạm một tội khác, không phải tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ thì không thuộc trường hợp định khung tăng nặng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 333 BLHS. Theo đó, tùy từng trường hợp người

phạm tội bị truy cứu TNHS về tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ và

tội mà người phạm tội đã lôi kéo người khác thực hiện.

– Nhân viên y tế cổ tình khám sai sức khỏe theo yêu cầu của quân nhân dự bị để

người đó không đủ điều kiện nhập ngũ bị coi là đồng phạm trong tội này với vai trò là người giúp sức. Trong trường hợp nhân viên y tế vì động cơ vụ lợi mà thực hiện hành vi

nêu trên đủ yếu tổ cấu thành tội nhận hối lộ theo quy định tại Điều 279 BLHS thì bị truy

cứu TNHS về tội nhận hối lộ.

Bài viết liên quan