Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân

Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân là hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể, đe dọa xâm phạm tính mạng hoặc có những hành v i khác uy hiếp tinh thần của cán bộ, công chức hoặc công dân nhằm chống chính quyền nhân dân


1. Căn cứ pháp lý

Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân được quy định tại Điều 113 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Khoản 21 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017):

Điều 113. Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân

1. 1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố;

b) Cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố;

c) Xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe của cán bộ, công chức hoặc người khác; chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

d) Tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

3. 3. Phạm tội trong trường hợp đe dọa thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này hoặc có hành vi khác uy hiếp tinh thần của cán bộ, công chức hoặc người khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

4. Khủng bố cá nhân, tổ chức nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì cũng bị xử phạt theo Điều này.

5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.


2. Cấu thành tội phạm của Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân

2.1. Khách thể của tội phạm

Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân trực tiếp đe dọa sự vững mạnh của chính quyền nhân dân, an ninh đối nội, an ninh đổi ngoại, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tự do thân thể của cán bộ, công chức hoặc công dân nhằm chống chính quyền nhân dân. Vì vậy, khách thể của tội khủng bố là sự vững mạnh của chính quyền nhân dân, an ninh đối nội, an ninh đối ngoại, tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể của con người.

Người phạm tội thông qua hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tự do thân thể của cán bộ, công chức hoặc công dân, nhằm làm suy yếu chính quyền nhân dân. Nếu hành vi kể trên nhằm vào người nước ngoài sẽ gây khó khăn cho Việt Nam trong quan hệ đối ngoại.

Hình minh họa. Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân

2.2. Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội khủng bố thể hiện ờ hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tự do thân thể của cán bộ, công chức hoặc công dân như: giết người, bắt giữ người, cổ ý ây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, hoặc có hành vi đe doạxâm phạm tính mạng như doạ giết, hoặc có hành vi khác uy hiếp tinh thần như doạ đốt; Xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc công dân là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi giết người bằng việc sử dụng các phương pháp, phương tiện khác nhau như bắn, chém, đầu độc… Hình thức, phương pháp, công cụ, phương tiện, thủ oạn thực hiện hành vi giết người tuỳ thuộc từng trường hợp cụ thể, nhưng thông thường là rất tàn bạo. Đó có thể là việc tổ chức đánh bom tự sát, có thể dùng súng bắn tỉa hoặc đầu độc tập thể…

Ví dụ: Trong vụ án Nguyễn Hữu Chanh cùng đồng bọn phạm tội khủng bố, những hành vi chuẩn bị cho các cuộc tấn công bằng bom và chát nô được bọn khùng bố chuẩn bị rất công phu, từ việc vạch kế hoạch khủng bố đến hành vi vận chuyển chat no, kíp nỗ, mìn tự tạo… từ nước ngoài mang về Việt Nam với ý định thực hiện hành vi khủng bố ở những địa điểm văn hóa – chính trị đông dân cư.

Những hành vi trên của tội khủng bố có thể gây hậu quả đặc biệt nguy hiểm cho xã hội và là những hành vi nguy hiểm nhất của tội khủng bố, nếu dẫn tới hậu quả xâm hại tính mạng con người thì được quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Hình sự.

Xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe là trường hợp người phạm tội đã bắt, giữ trái phép đối với cán bộ, công chức hoặc công dân làm con tin để khống chế hoặc dùng sức mạnh vật chất tác động vào thân thể của những người đó gây tổn hại về sức khỏe của họ như đánh đập, gây thương tích… Người phạm tội có thể dùng sức mạnh về tinh thần như dọa giết người thân nếu chống lại việc bắt, giữ; cũng có thể dùng vũ lực, sức mạnh cưỡng ép người bị hại để thực hiện hành vi bắt, giữ người. Dù thực hiện bằng bất kể hình thức, phương pháp, thủ đoạn, công cụ, phương tiện gì, những hành vi xâm phạm tự do thân thể, sức khoẻ, cấu thành tội khủng bố được quy định tại khoản 2 của Điều luật này. Đe doạ xâm phạm tính mạng là trường hợp người phạm tội dùng lời nói hoặc bằng cử chỉ, thái độ, làm cho người bị đe dọa có căn cứ cho rằng, nếu họ cứ thực hiện công vụ hoặc nghĩa vụ của công dân, thì tính mạng của họ sẽ bị xâm phạm. Hành vi đó được thể hiện bằng lời nói như bằng lời đe dọa (trực tiếp hoặc gián tiếp qua thư từ, điện thoại…) hoặc bằng hành động như sửa soạn, tìm kiếm phương tiện phạm tội. Trong khi thực hiện hành vi đe dọa xâm phạm tính mạng, người phạm tội khủng bố lợi dụng tâm lý lo sợ của người bị đe dọa để ép họ thực hiện các yêu cầu của chúng. Để đánh giá người bị đe dọa ở trạng thái tâm lý thế nào, cần phải căn cứ vào nội dung và hình thức đe doạ; thời gian, hoàn cảnh cụ thể khi hành vi đe doạ đó xảy ra; tương quan giữa người phạm tội với người bị đe doạ.

Người phạm tội đe doạ xâm phạm tính mạng con người hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần bị hại thì sẽ bị xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 113 Bộ luật Hình sự.

Những hành vi giết, bắt, giữ, gây thương tích đối với người nước ngoài nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cũng bị coi là phạm tội khủng bố và bị xử lý theo quy định tại khoản 4 Điều 113 Bộ luật Hình sự.

Tội khủng bố có thể gây ra hai loại hậu quả:

– Hậu quả trực tiếp: gây chết người, thương tích, tự do thân thể bị xâm hại. Đây là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Điều đó có nghĩa, tội phạm hoàn thành, khi người phạm tội đã thực hiện hành vi, gây chết người, thương tích hoặc đã xâm phạm đến tự do thân thể của con người.

– Hậu quả gián tiếp: thông qua việc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể của cán bộ, công chức hay công dân, người phạm tội có thể làm suy yếu chính quyền.

Hậu quả này không phải là dấu hiệu bắt buộc.

2.3. Mặt chủ quan của tội phạm

Tội khủng bố được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp và mục đích là chống chính quyền nhân dân. Người phạm tội nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi khủng bố, thấy được hậu quả là gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc xâm phạm đến tự do thân thể của người khác nhưng mong muốn hậu quả đó xảy ra nhằm chống chính quyền nhân dân. Động cơ phạm tội có thể là hận thù giai cấp, vụ lợi. Động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này.

2.4. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này có thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài hay người không có quốc tịch, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự.


3. Hình phạt

Điều 113 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Khoản 21 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định bổn khung hình:

– Nếu xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hay công dân nhằm chống chính quyền nhân dân sẽ bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc từ hình.

– Nếu xâm phạm tự do thân thể hay sức khỏe thì sẽ bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

– Nếu đe dọa xâm phạm tính mạng hoặc có hành vi khác uy hiếp tinh thần thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

– Hành vi khủng bố người nước ngoài nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cũng bị xử phạt theo Điều này, nghĩa là tùy theo từng trường hợp người phạm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do, thân thể, đe dọa xâm phạm tính mạng hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần người nước ngoài, mà áp dụng các khung hình phạt khác nhau.

Bài viết liên quan