Trồng cây cần sa bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?

Trong thời kỳ phát triển kinh tế, đất nước đang hội nhập, thế hệ trẻ cũng ngày càng có xu hướng sử dụng các chất kích thích làm thú vui của mình. Và cần sa đang là một loại sản phẩm được sử dụng nhiều và có xu hướng tăng lên không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Vậy cần sa là gì? Hành vi trồng cây cần sa có bị xử phạt như thế nào? Một số thực trạng trồng cây cần sa hiện nay như thế nào? Hãy cùng hilaw.vn tìm hiểu về những nội dung cũng như thông tin của vấn đề này.


1. Cây cần sa là gì? Hiểu như thế nào về hành vi trồng cây cần sa

Xu hướng sử dụng chất kích thích đặc biệt là cần sa đang ngày càng tăng lên không chỉ là ở Việt Nam mà còn các nước trên thế giới. Vậy cây cần sa là gì?

Đầu tiên chúng ta cần hiểu, cây cần sa được coi là một sản phẩm hay một loại ma túy được lấy từ một loại cây dầu gai với tên gọi là Cannabis Sativa. Cùng làm một loại cây cần sa nhưng có những cái tên khác nhau và cũng xuất phát từ cây này như “cỏ”, “bồ đá” hay “pin” và giới trẻ sử dụng dưới hình thức là hút có thể là hít hoặc uống và cũng có thể ăn trực tiếp với mục đích chính là thỏa mãn được tinh thần cá nhân và mang tính giải trí.

Theo như pháp luật quy định việc sử dụng các loại chất kích thích có hại cho sức khỏe thì đều bị cấm. Chính vì vậy mà bắt nguồn cho những sản phẩm đó chính là hành vi trồng cây cần sa. Việc trồng cây cần sa trái phép và sử dụng nó với bất kỳ biện pháp hoặc mục đích nào thì cũng đều bị pháp luật nghiêm cấm. 

Hành vi trồng cây cần sa cũng có thể được pháp luật quy định vềtội phạm ma túy căn cứ theo Chương XX của Bộ luật Bình sự năm 2015 (sửa đổ,i bổ sung năm 2017).

Hình minh họa. Trồng cây cần sa bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?

2. Trồng cây cần sa bị xử lý như thế nào?

Một hành vi mà bị pháp luật nghiêm cấm sẽ áp dụng các quy định tại luật và xử phạt nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm. Như vậy thì việc trồng cây cần sa bị xử phạt như thế nào? Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của hành vi ,có thể xử phạt vi phạm hành chính cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự .

Đối với trường hợp trồng cây cần sa bị xử phạt hành chính, căn cứ theo Điều 21 Nghị định số 167/2013 NĐ-CP có quy định về mức xử phạt đối với các trường hợp có hành vi vi phạm về những quy định phòng, chống ma túy. 

Mức phạt nhẹ nhất sẽ là phạt cảnh cáo và mức phạt tiền từ 500.000 đến phạt cao nhất là 40.000.000 đồng tùy theo mức độ vi phạm của hành vi để xếp theo quy định của điều luật.

Đối với những hành vi nghiêm trọng mà phải áp dụng biện pháp là truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ được quy định định tại Điều 247 Bộ luật hình sự năm 2015 về những tội trồng cây cần sa, cây thuốc phiện hoặc những loại cây khác được coi là chất ma túy. Có thể bị áp dụng mức phạt nặng nhất là phạt tù từ 3 đến 7 năm với những tội phạm có tổ chức, số lượng trồng cây cần sa từ 3 nghìn trở lên và những người tái phạm nguy hiểm.


3. Thực trạng tình hình trồng cây cần sa ở Việt Nam hiện nay

Việc hướng tới một xu thế cho giới trẻ hiện nay thì thực trạng trồng cây cần sa với số lượng lớn và đang ngày càng tăng lên rõ rệt. Các đơn vị, các cấp chính quyền cũng như địa phương đã liên tục phát hiện ra những vụ việc người dân trồng cây cần sa trái phép với số lượng rất lớn , không chỉ ở diễn ra ở trên địa bàn nơi hẻo lánh ít người mà còn xuất hiện cả những tỉnh thành phố lớn ,làm mất trật tự an toàn công cộng và ảnh hưởng đến đời sống lành mạnh của nhân dân.

Với tình trạng đáng báo động như hiện nay, việc trồng cây cần sa không chỉ xuất hiện ở những vùng sâu, vùng xa mà còn có những vụ việc trồng cây ma túy này ở ngay cả trong vườn nhà. Vì mang đến lợi nhuận cao, dễ tiếp cận với xu hướng của giới trẻ hiện nay nên việc trồng cây cần sa đang là “điểm nóng” và khiến cho tình trạng tội phạm ngày càng gia tăng , mất đi sự cân bằng xã hội và xảy ra nhiều tệ nạn không đáng có. Chỉ nghĩ cho lợi ích cá nhân mà không nghĩ đến sức khỏe của cả cộng đồng.


4. Hành vi trồng cây cần sa được xem là phạm tội gì?

Hành vi sử dụng những chất kích thích trong đó có cần sa là một loại ma túy sẽ bị xử phạt nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Cũng chính vì vậy mà hành vi trồng cây cần sa vẫn được quy định Điều 247 của Bộ luật Hình sự năm 2015 sẽ phạm vào tội trồng những loại cây thuốc phiện, cây coca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy. Hoặc có thể tại Điều 249 Bộ luật hình sự năm 2015 tội tàng trữ trái phép chất ma túy và tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi sẽ được xét xử theo đúng quy định của pháp luật.

Hành vi trồng cây cần sa có thể là phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng với từng số lượng cây trồng lớn hay nhỏ.

Bài viết liên quan