Xe thô sơ là gì? Xe cơ giới là gì?

1. Xe thô sơ và xe cơ giới là gì?

1.1. Xe thô sơ là gì?

Xe thô sơ được giải thích dưới dạng liệt kê bao gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự. Trong đó:

– Xe đạp là phương tiện được thiết kế chạy bằng 2 bánh được đạp bằng chân của người lái. Trên một chiếc xe đạp tiêu chuẩn, các bánh xe được gắn thẳng hàng trong một khung kim loại, với bánh trước được giữ trong một phuộc quay. Xe đạp là phương tiện hiệu quả nhất được phát minh ra để chuyển đổi năng lượng của con người thành khả năng di chuyển. Đối với xe đạp máy thì có gắn thêm động cơ và việc di chuyển của xe đạp máy không phụ thuộc vào sức đạp của người điều khiển. Nói chính xác, xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện).

– Xe xích lô là một loại xe ba bánh kiểu hatchback được thiết kế để chở khách thuê. Xích lô là một loại xe đạp ba bánh xuất hiện ở Việt Nam vào thời Pháp thuộc sau một nỗ lực không thành công trong việc giới thiệu xe kéo.

– Xe súc vật kéo là những phương tiện thô sơ chuyển động được do súc vật kéo.

– Xe lăn dùng cho người khuyết tật chủ yếu là xe lăn dành có người có khuyết tật vận động.

– Các loại xe tương tự là các loại xe có kết cấu, tính năng, động cơ (nếu có) tương tự xe thô sơ.

1.2. Xe cơ giới là gì?

Xe cơ giới là phương tiện tham gia giao thông gồm xe ô tô, máy kéo, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy ( kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự được thiết kế để chở người và hàng hóa trên đường bộ.

Xe cơ giới bao gồm cả tàu điện bánh lốp (là loại tàu dùng điện nhưng không chạy trên đường ray theo giải thích từ ngữ trong luật giao thông đường bộ 2008.

Trong định nghĩa này, ta có thể thấy rằng nhà làm luật đã định nghĩa dưới hình thức liệt kê danh sách các loại phương tiện được xếp vào nhóm xe cơ giới. Những phương tiện thuộc danh sách trên sẽ được xác định là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ ( hay còn gọi là xe cơ giới).

Đặc điểm của loại phương tiện này là những phương tiện được sử dụng để di chuyển hoặc chở hàng hóa.trên đường bộ. Đường bộ được xác định gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ. Tuy nhiên trong danh sách các phương tiện này có khá nhiều khái niệm còn khá xa lạ đối với người dân.

Xe thô sơ là gì? Xe cơ giới là gì?

2. Quy định pháp luật về xe thô sơ và xe cơ giới

2.1. Quy định pháp luật về xe thô sơ

Luật giao thông đường bộ quy định điều kiện tham gia giao thông của xe thô sơ:

– Khi tham gia giao thông, xe thô sơ phải bảo đảm điều kiện an toàn giao thông đường bộ.

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể điều kiện, phạm vi hoạt động của xe thô sơ tại địa phương mình.“

Có thể thấy rằng, về nguyên tắc, Luật Giao thông đường bộ không quy định chi tiết hay nói đúng hơn là điều chỉnh quá sâu về điều kiện tham gia giao thông của xe thô sơ, Luật chỉ ghi nhận nó như một nền tảng và trao trách nhiệm quy định và hướng dẫn chi tiết đối với Ủy ban nhân dân, điều này cũng khá hợp lý giúp địa phương chủ động trong việc quản lý và sử dụng xe thô sơ phù hợp với điều kiện của địa phương. Còn đối với điều kiện phải đảm bảo an toàn giao thông đường bộ thì đây là điều kiện cơ bản mà hầu hết các phương tiện giao thông đường bộ phải có.

2.2. Quy định pháp luật về xe cơ giới

– Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ trong khu vực đông dân cư được quy định như sau:

Loại xe cơ giới đường bộ Tốc độ tối đa (km/h)
Ô tô chở người đến 30 chỗ ngồi, ô tô tải có trọng tải dưới 3500 kg 50
Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi, ô tô tải có trọng tải từ 3500kg trở lên, ô tô sơ mi rơ moóc, ô tô kéo rơ moóc, ô tô kéo xe khác, ô tô chuyên dùng, xe ô tô, xe gắn máy 40

 Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư được quy định như sau:

Loại xe cơ giới đường bộ Tốc độ tối đa (km/h)
Ô tô chở người đến 30 chỗ ngồi (trừ ô tô buýt), ô tô tải có trọng tải dưới 3500kg 80
Ô tô tải có trọng tải từ 3500kg trở lên 70
Ô tô buýt, ô tô sơ mi rơ moóc, ô tô chuyên dùng, xe mô tô 60
Ô tô kéo rơ moóc, ô tô kéo xe khác, xe gắn  máy 50
Bài viết liên quan