Xét lý lịch 3 đời vào công an gồm những ai?

Xét lý lịch 3 đời vào công an là một bước không thể thiếu và quan trọng không kém việc đi thi đối với những sĩ tử đang có ý định thi vào ngành công an.

Xét lý lịch 3 đời để đảm bảo các điều kiện về nhân thân, tư tưởng chính trị… để công dân có thể thực hiện tốt nhiệm vụ khi được vào ngành công an.

Theo quy định thì xét lý lịch 3 đời vào công an bao gồm:


1. Đối với bản thân người dự tuyển

Là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có địa chỉ thường trú trên lãnh thổ Việt Nam, có lý lịch bản thân rõ ràng, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Đối với cán bộ, học sinh dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có thể tuyển thanh niên ưu tú, đủ điều kiện để kết nạp vào Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Công dân có chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư, trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ, tốt nghiệp đại học hệ chính quy hạng giỏi, xuất sắc có thể tuyển những người chưa là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc chưa là đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.


2. Đối với gia đình của đối tượng dự tuyển vào ngành công an

Phải có lý lịch rõ ràng, tức công dân thi tuyển và các thành viên trong gia đình của công dân không có án tích, hoặc nếu có án tích thì phải được xóa án tích. Về nội dung trong bản xác minh về gia đình của đối tượng dự tuyển:

– Về tình hình kinh tế và chính trị của gia đình thí sinh đó thì cũng có nêu rõ quy định về nội dung kê khai đó là ghi cụ thể thông tin về họ, tên đệm, tên của mình và gia đình.

– Về nghề nghiệp, mức sống, tài sản có kèm cả về thái độ chính trị qua từng thời kỳ, thời kì đầu là từ trước cách mạng tháng 8 năm 1945, tiếp theo đó là trong kháng chiến chống Pháp, rồi đến chống Mỹ, thời hòa bình lập lại cho đến thời điểm hiện nay (đó là thời kỳ từ 1954 đối với miền Bắc và tiếp từ tháng 4 năm 1975 đối với miền Nam) được kê khai theo thứ tự là ông bà nội, tiếp đến anh chị em ruột của bố; tiếp đó là ông bà ngoại, và anh chị em ruột của mẹ; sau đó là cha, mẹ (hoặc nếu không còn cha mẹ thì khai người trực tiếp nuôi dưỡng từ nhỏ cho đến tuổi trưởng thành của bản thân thí sinh); vợ hoặc chồng, cũng như cuối cùng đó là anh, chị, em ruột của bản thân thí sinh đó.

Bài viết liên quan