[Ebook] Giáo trình Luật Hiến pháp nước ngoài PDF– Đại học Luật Hà Nội (HLU) – Nhà xuất bản Công an Nhân dân 2017. Chủ biên: GS.TS. Thái Vĩnh Thắng.
Lời giới thiệu
Luật hiến pháp là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia. Những quy định của Luật Hiến pháp là cơ sở để xây dựng và phát triển toàn bộ hệ thống pháp luật, vì vậy muốn tìm hiểu hệ thống pháp luật của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng phải bắt đầu từ hiến pháp.
Hiến pháp – nguồn chủ yếu của ngành luật hiến pháp xác định cách thức tổ chức bộ máy nhà nước; mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước lập pháp, hành pháp, tư pháp; mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước trung ương với các cơ quan chính quyền địa phương, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Bởi vậy, việc tìm hiểu bức tranh toàn cảnh của chế độ chính trị của bất kỳ quốc gia nào thông thường đều bắt đầu từ việc tìm hiểu hiến pháp của quốc gia đó. Mặc dù tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về hiến pháp và giá trị xã hội của hiến pháp, tuy nhiên không ai phủ nhận được vai trò đặc biệt quan trọng của hiến pháp và Luật Hiến pháp trong tổ chức, kiểm soát quyền lực nhà nước và trong việc thiết lập và bảo vệ các quyền con người, quyền công dân. Có thể coi hiến pháp là trái tim của cơ thể pháp luật của mỗi quốc gia.
Sự hiểu biết pháp luật nước ngoài và sự so sánh đối chiếu các trường phái pháp luật khác nhau trên thế giới, đặc biệt là Luật Hiến pháp đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của khoa học pháp lý nước nhà.
Ngày nay, trong xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, mối quan hệ giao lưu giữa các quốc gia ngày càng phát triển, sự hiểu biết tối thiểu về nhà nước và pháp luật nước ngoài rất cần thiết đối với mọi người, đặc biệt là các chuyên gia pháp luật.
Giáo trình Luật Hiến pháp nước ngoài của Trường Đại học Luật Hà Nội biên soạn và xuất bản lần đầu năm 1999 đến nay cần thiết phải được sửa đổi, bổ sung để cập nhật những thay đổi trong hiến pháp của một số quốc gia có liên quan đến nội dung chính của giáo trình.
Nhằm phục vụ tốt hơn công tác giảng dạy và học tập môn Luật Hiến pháp nước ngoài cho sinh viên luật, chúng tôi cho tái bản với sự bổ sung, thay đổi một số chương và mục của giáo trình năm 1999.
Do đối tượng và phạm vi nghiên cứu rất rộng, chắc hẳn giáo trình vẫn còn những hạn chế nhất định. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của bạn đọc để cho việc biên soạn lần sau được hoàn thiện hơn.
Trường Đại học Luật Hà Nội

MỤC LỤC: Giáo trình Luật Hiến pháp nước ngoài
MỤC LỤC | TRANG |
Phần chung | 7 |
Chương I. Những khái niệm cơ bản về luật hiến pháp nước ngoài | 7 |
I. Luật hiến pháp là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia | 7 |
II. Khoa học luật hiến pháp nước ngoài | 22 |
III. Môn học hiến pháp nước ngoài | 27 |
Chương II. Hiến pháp – nguồn cơ bản của ngành luật hiến pháp | 29 |
I. Khái niệm | 29 |
II. Hình thức, cấu trúc hiến pháp | 36 |
III. Thông qua, sửa đổi, hủy bỏ hiến pháp | 37 |
IV. Phân loại hiến pháp | 42 |
Chương III. Chế độ bầu cử | 47 |
I. Những khái niệm cơ bản | 47 |
II. Các nguyên tắc bầu cử | 50 |
III. Tổ chức và trình tự tiến hành cuộc bầu cử | 55 |
IV. Các phương pháp phân ghế đại biểu | 64 |
Chương IV. Các mô hình chính thể và cấu trúc nhà nước | 75 |
I. Các nguồn chính thể | 75 |
II. Mô hình cấu trúc nhà nước | 84 |
III. Các nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước | 85 |
Chương V. Nghị viện | 97 |
I. Vị trí, vai trò của nghị viện trong bộ máy nhà nước | 97 |
II. Cơ cấu công nghiệp điện | 97 |
III. Thẩm quyền của nghị viện | 102 |
IV. Quy chế làm việc của nghị viện và thủ tục làm luật | 105 |
Chương VI. Nguyên thủ quốc gia | 109 |
I. Vị trí, vai trò của nguyên thủ quốc gia | 109 |
II. Quyền hạn của nguyên thủ quốc gia | 110 |
III. Cách thức tuyển chọn nguyên thủ quốc gia | 118 |
Chương VII. Chính phủ | 125 |
I. Khái niệm | 125 |
II. Thành lập chính phủ | 128 |
III. Thành phần và trách nhiệm của chính phủ | |
IV. Thành phần và trách nhiệm của chính phủ | 135 |
V. Cơ cấu tổ chức của chính phủ | 139 |
Chương VIII. Hệ thống cơ quan tư pháp | 143 |
I. Vị trí, vai trò của các cơ quan tư pháp trong hệ thống các cơ quan nhà nước | 143 |
II. Tổ chức tòa án của một số nhà nước hiện hành | 146 |
Chương IX. Tổ chức chính quyền địa phương | 155 |
I. Cơ cấu lãnh thổ | 155 |
II. Tổ chức chính quyền địa phương | 169 |
Chương X. Đảng phái chính trị và vai trò của nó trong đời sống chính trị xã hội | 175 |
I. Khái niệm đảng phái chính trị ở nước ngoài | 175 |
II. Vai trò của các đảng phái trong tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước | 179 |
III. Phân loại các hệ thống đảng phái tư sản và vai trò của chúng trong bầu cử | 182 |
Chương XI. Các mô hình cơ quan bảo hiểm của nhà nước | 191 |
I. Khái niệm cơ quan bảo hiến | 191 |
II. Mô hình tòa án tối cao và tòa án các cấp có chức năng bảo hiến mô hình Hoa Kỳ | 191 |
III. Mô hình tòa án hiến pháp hoặc hội đồng bảo hiến – mô hình lục địa châu Âu | 199 |
IV. Mô hình cơ quan lập hiến đồng thời là cơ quan bảo hiến | 203 |
Phần riêng | |
Chương XII. Những vấn đề cơ bản của luật hiến pháp Hoa Kỳ | 205 |
I. Lịch sử lập hiến Hoa Kỳ | 205 |
II. Tổng thống Hoa Kỳ | 210 |
III. Quốc Hội Hoa Kỳ | 216 |
IV. Cơ quan tư pháp | 221 |
Chương XIII. Những vấn đề cơ bản của luật hiến pháp cộng hòa Pháp | 225 |
I. Khái quát về lịch sử lập hiến của Pháp | 225 |
II. Các thể chế nhà nước theo hiến pháp năm 1958 | 237 |
Chương XIV. Những vấn đề cơ bản của luật hiến pháp liên bang Nga | 271 |
I. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ nhà nước | 271 |
II. Tổng thống | 273 |
III. Chính phủ | 277 |
IV. Nghị quyết | 282 |
V. Tổ chức tư pháp | 289 |
VI. Tổ chức chính quyền địa phương tự quản | 292 |
VII. Hình thức cấu trúc nhà nước liên bang | 293 |
VIII. Hình thức chính thể cộng hòa lưỡng tính và những đặc điểm cơ bản trong việc phân công, phối hợp và giám sát quyền lực trong tổ chức bộ máy nhà nước | 297 |
Chương XV. Chế độ cộng hòa nghị viện Italia | 299 |
I. Tổng thống | 299 |
II. Nghị viện | 300 |
III. Chính phủ | 304 |
IV. Hệ thống cơ quan tòa án | 306 |
V. Các cơ quan bổ trợ | 310 |
Chương XVI. Chế độ cộng hòa nghị viện Bulgaria | 313 |
I. Những nguyên tắc chung của chế độ nhà nước Bulgaria | 313 |
II. Quốc hội lập pháp | 315 |
III. Quốc hội lập hiến – Quốc Hội lớn | 320 |
IV. Tổng thống | 321 |
V. Hội đồng bộ trưởng | 325 |
VI. Tổ chức tư pháp | 326 |
VII. Tổ chức chính quyền và hành chính địa phương | 328 |
VIII. Tòa án hiến pháp | 330 |
Chương XVII. Chế độ Cộng hòa nghị viện của Séc | 333 |
I. Bối cảnh lịch sử | 333 |
II. Những nguyên tắc chung của chế độ Nhà nước Cộng hòa Séc theo hiến pháp năm 1992 | 333 |
III. Nghị viện | 335 |
IV. Tổng thống | 340 |
V. Chính phủ | 344 |
VI. Tổ chức tư pháp | 345 |
VII. Các đơn vị hành chính tự quản | 348 |
Chương XVIII. Những vấn đề cơ bản của luật hiến pháp Liên hiệp Vương quốc Anh | 349 |
I. Khái quát về chế độ nhà nước của liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen | 349 |
II. Lịch sử tư tưởng lập hiến và các đặc điểm của hiến Pháp anh | 351 |
III. Các cơ quan nhà nước của Vương quốc Anh | 369 |
Chương XIX. Chế độ quân chủ lập hiến ở Vương quốc Bỉ | 393 |
I. Các nguyên tắc cơ bản của Chế độ nhà nước | 393 |
II. Vua và Chính phủ liên bang | 394 |
III. Nghị viện | 397 |
IV. Tổ chức tòa án | 400 |
V. Tổ chức chính quyền địa phương | 401 |
Chương XX. Những vấn đề cơ bản của luật hiến pháp Nhật Bản | 403 |
I. Điều kiện kinh tế, chính trị – xã hội | 403 |
II. Khái quát về lịch sử lập hiến của Nhật Bản | 405 |
III. Các cơ quan nhà nước của Nhật Bản | 408 |
Chương XXI. Những vấn đề cơ bản của luật hiến pháp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa | 423 |
I. Sự cải cách thể chế chính trị ở Trung Quốc | 423 |
II. Quốc hội | 426 |
III. Chủ tịch nước | 438 |
IV. Quốc vụ viện | 439 |
V. Viện công tố | 442 |
VI. Tòa án nhân dân | 443 |
VII. Hội đồng nhân dân các cấp | 444 |
Chương XXII. Những vấn đề cơ bản của luật hiến pháp các quốc gia ASEAN | 451 |
I. Cấu trúc nội dung và tính hiệu lực của hiến pháp các quốc gia ASEAN | 451 |
II. Chính thể và tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước theo hiến pháp các quốc gia ASEAN | 458 |
III. Cơ chế bảo vệ hiến pháp trong hiến pháp các quốc gia ASEAN | 500 |
Tải sách – Download
Ebook Giáo trình Luật Hiến pháp nước ngoài: