Điểm tương đồng và khác biệt giữa Luật sở hữu trí tuệ và Hiệp định TRIPs

Tính đến đầu năm 2003, toàn bộ các đối tượng trong danh sách quyền SHTT được bảo hộ bởi hiệp định TRIPs đều đã được quy định bảo hộ trong pháp luật Việt Nam. Đặc biệt về nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ với hiệp định TRIPS của WTO về sở hữu trí tuệ, có một số điểm tương đồng và khác biệt của quyền liên quan và quyền tác giả đáng chú ý.


1. Điểm tương đồng và khác biệt về sở hữu trí tuệ của pháp luật Việt Nam với hiệp định TRIPS của WTO

1.1. Điểm tương đồng

Tính đến đầu năm 2003, toàn bộ các đối tượng trong danh sách quyền SHTT được bảo hộ bởi hiệp định TRIPs đều đã được quy định bảo hộ trong pháp luật Việt Nam. Luật SHTT đã luật hóa các đối tượng SHTT để phù hợp hơn với hiệp định TRIPS, ví dụ:

Quyền tác giả : “quyền liên quan” đến quyền tác giả đã được quy định trong luật.

Quyền sở hữu công nghiệp: tại Nghị định 103/2006/NĐ-CP và Thông tư 01/2007/TT-BKHCN các đối tượng như bố trí mạch tích hợp bán dẫn, chỉ dẫn địa lý, cạnh tranh không lành mạnh, tên thương mại và bí mật kinh doạnh đã được quy định trong luật

Quyền về giống cây trồng: việc bảo hộ giống cây trồng hiện nay được quy định trong pháp lệnh về giống cây trồng (2004). Đối tượng SHTT đặc biệt này được luật hóa tại phần thứ tư của luật SHTT, trong các điều từ 157 đến 200 Thực thi quyền sở hữu trí tuệ

1.2. Điểm khác biệt

TRIPS là kết quả của nhiều các cuộc thoả thuận thương mại đa phương kéo dài nhiều năm và chỉ thực sự kết thúc ngày 15 tháng 12 năm 1993. Văn kiện cuối cùng chứa đựng những thoả thuận thương mại song phương của Vòng đàm phán Uruguay được ký kết ở Marrakech, Maroc ngày 15 tháng 4 năm 1994. Bằng việc ký kết Văn kiện cuối cùng này, các nước đã nhất trí trình Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (gọi tắt là “Hiệp định về Tổ chức Thương mại Thế giới” hay “Hiệp định WTO”) để cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia xem xét phê chuẩn. Hiệp định TRIPS, là một phần của thỏa thuận theo Hiệp định WTO[1], có hiệu lực ngày 1 tháng 1 năm 1995.

Các công ước này chủ yếu được ký kết trước đó trong khuôn khổ Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO (Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới). Ngoài ra tính khái quát cao hơn của TRIPS chính là do TRIPS không nêu lại quy định ở các công ước trước đó mà quy định dẫn chiếu đến các công ước này. Ví dụ TRIPS quy định thời hạn bảo hộ nhãn hiệu tối thiểu là 7 năm nhưng theo luật SHTT Việt Nam thời hạn này là 10 năm.

Hình minh họa. Điểm tương đồng và khác biệt giữa Luật sở hữu trí tuệ và Hiệp định TRIPs

2. Điểm tương đồng và khác biệt giữa quyền liên quan và quyền tác giả

2.1. Điểm tương đồng giữa quyền liên quan và quyền tác giả

Quyền tác giả và quyền liên quan cùng bảo vệ thành quả sáng tạo của tác giả. Không cần văn bằng bảo hộ, tự động phát sinh từ khi sáng tạo, chỉ đăng ký để nhằm mục đích không phải chứng minh khi có tranh chấp xảy ra, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại mới phải chứng minh. Không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân trừ quyền công bố tác phẩm của quyền tác giả. Có thể sử dụng tác phẩm mà không cần quan tâm đến quyền tác giả, quyền liên quan nếu tác phẩm được sử dụng vào mục đích phi thương mại

2.2. Điểm khác biệt giữa quyền liên quan và quyền tác giả

2.2.1. Về định nghĩa

Thứ nhất, quyền tác giả: Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Thứ hai, quyền liên quan: là quyền của tổ chức, cá nhân đối với các sản phẩm do lao động sáng tạo của họ tạo ra trong việc chuyển tải tác phẩm thuộc quyền tác giả đến công chúng

2.2.2. Về đối tượng của quyền

Quyền tác giả: Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.

Quyền liên quan: Các quyền liên quan được bảo hộ gồm: Quyền của người biểu diễn, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm và quyền của tổ chức phát sóng

Bài viết liên quan