Ebit là một trong những chỉ số tài chính quan trọng, giúp so sánh mức thu nhập của các doanh nghiệp khi có cùng một mức thuế và không có chi phí lãi vay. Sau đây, để mọi người có thể hiểu được chỉ số Ebit là gì? cách tính, ý nghĩa và các ứng dụng của ebit trong đầu tư. Trong bài viết sau đây hilaw.vn xin cung cấp những thông tin chi tiết nhất.
1. EBIT là gì?
Ebit là từ viết tắt của cụm từ Earnings Before Interest and Taxes trong tiếng Anh, có nghĩa là lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Tức là tất cả các khoản lợi nhuận của doanh nghiệp trước khi tính toàn tiền lãi vay và thuế thu nhập.
Hiện nay, ngoài Ebitda và các chỉ số tài chính khác thì Ebit cũng đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm khi muốn đánh giá tình hình hình kinh doanh và tiềm năng của doanh nghiệp trong tương lai. Hay dùng chỉ số này để so sánh các doanh nghiệp với nhau. Từ đó đưa ra quyết định đầu tư phù hợp hơn.
2. Cách tính EBIT
EBIT là một trong những chỉ số tài chính được sử dụng khá phổ biến trong đánh giá tiềm năng doanh nghiệp, cách tính ebit cũng vô cùng đơn giản và chủ yếu được tính dựa trên 3 công thức sau:
EBIT = Tổng doanh thu – Chi phí hoạt động
EBIT = Thu nhập sau thuế + Thuế thu nhập doanh nghiệp + Chi phí lãi vay
EBIT = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi Vay
Và để giúp mọi người có thể hiểu rõ hơn về công thức tính Ebit, chúng tôi đưa ra một ví dụ cụ thể dưới đây:
Ví dụ: Một công ty có tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh là 100 tỷ đồng, chi phí hoạt động là 50 tỷ đồng, chi phí lãi vay là 1 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế là 49 tỷ đồng. Thuế thu nhập doanh nghiệp là 9,8 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – Thuế TNDN = 49 – 9,8 = 39,2 tỷ đồng.
Như vậy, Ebit sẽ được tính như sau:
EBIT = Tổng doanh thu – Chi phí hoạt động = 100 – 50 = 50 tỷ đồng
Hoặc EBIT = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay = 49 + 1 = 50 tỷ đồng.
Hoặc EBIT = Lợi nhuận sau thuế + Thuế thu nhập doanh nghiệp + Chi phí lãi vay = 39,2 + 9,8 + 1 = 50 tỷ đồng.
3. Ý nghĩa của EBIT
Với bất kỳ một chỉ số tài chính nào nó cũng mang đến những ý nghĩa nhất định đối với doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư khi muốn có cái nhìn khách quan nhất về tình hình hoạt động cũng như tiềm năng phát triển của công ty. Chỉ số EBIT cũng vậy.
Ý nghĩa của chỉ số EBIT đó là:
- Việc EBIT loại bỏ đi thuế thu nhập và chi phí lãi vay sẽ đưa các doanh nghiệp về cùng một quy chuẩn để dễ dàng đánh giá và so sánh.
- EBIT được sử dụng để đánh giá được khả năng của công ty trong việc tạo ra lợi nhuận, công ty hoạt động có sinh lời hay không, có đủ khả năng để thanh toán gánh nặng nợ nần cũng như duy trì, phát triển cho những kế hoạch trong tương lai hay không.
- EBIT cũng được các nhà đầu tư áp dụng trong việc so sánh hai hoặc nhiều công ty thuộc cùng một lĩnh vực hoạt động nhưng lại có mức thuế thu nhập khác nhau.
- Việc sử dụng chỉ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay giúp các nhà đầu tư có cái nhìn khách quan nhất về hiệu suất hoạt động và tiềm năng phát triển trong tương lai của công ty.
4. Ứng dụng của EBIT trong đầu tư
Bởi những ý nghĩa mà chỉ số EBIT mang lại, nó được ứng dụng nhiều trong đầu tư. Những ứng dụng của EBIT trong đầu tư có thể kể đến đó là: tính toán Ebit Margin, Mô hình Dupont 5 nhân tố, tính toán khả năng thanh toán lãi vay, chỉ số EV/Ebit. Cụ thể hơn về các ứng dụng đó, bạn hãy tham khảo những thông tin bên dưới nhé.
4.1. EBIT được sử dụng để tính toán Ebit Margin
Ebit Margin là hệ số biên của của lợi nhuận trước thuế và chi phí lãi vay. Chỉ số này được dùng để so sánh tình hình của một doanh nghiệp qua từng năm hoặc doanh nghiệp này so với doanh nghiệp khác trong cùng ngành, lĩnh vực.
Ebit Margin được tính theo công thức sau:
Một công ty được xem là có tình hình kinh doanh tốt khi chỉ số Ebit Margin luôn giữ ở mức tối thiểu là 15% và duy trì đều đặn qua các năm. Chỉ số Ebit Margin càng cao chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả.
4.2. Mô hình Dupont 5 nhân tố
Ứng dụng tiếp theo của EBIT trong đầu tư là sử dụng để tính toán trong mô hình Dupont 5 nhân tố. Đây là một mô hình được nhiều nhà đầu tư sử dụng để phân tích về những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Hầu hết các nhà đầu tư đều biết rằng, chỉ số tài chính quan trọng nhất dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của một công ty là chỉ số ROE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu).
Trong khi đó, ROE lại chịu ảnh hưởng của 5 yếu tố bao gồm: hệ số gánh nặng thuế, hệ số gánh nặng lãi vay, Ebit Margin, Doanh thu thuần/tổng tài sản bình quân, tài sản bình quân/vốn chủ sở hữu bình quân. Cụ thể như sau:
- Hệ số gánh nặng thuế
Hệ số gánh nặng thuế = Lợi nhuận sau thuế/Lợi nhuận trước thuế
Hệ số này thể hiện mức thuế mà doanh nghiệp đang phải nộp cho nhà nước. Các doanh nghiệp sẽ đưa ra những chính sách nhằm tối thiểu hóa mức thuế phải chịu.
- Hệ số gánh nặng lãi vay
Hệ số gánh nặng lãi vay = Lợi nhuận trước thuếEBIT
Hệ số gánh nặng lãi vay càng cao chứng tỏ doanh nghiệp càng ít nợ nần, rủi ro của các cổ đông càng thấp. Hệ số gánh nặng lãi sẽ đạt giá trị cao nhất khi nó bằng 1.
- Ebit Margin
Ebit Margin là chỉ số biên của hệ số biên của lợi nhuận trước thuế và chi phí lãi vay.
- Doanh thu thuần/tổng tài sản bình quân
Việc tính toán doanh thu thuần trên tổng tài sản bình quân giúp đánh giá được mức độ sử dụng tài sản của doanh nghiệp, biết được 1 đồng tài sản có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Khi mà tỷ lệ doanh thu thuần/tổng tài sản bình quân càng cao chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn càng có hiệu quả.
- Tài sản bình quân/vốn chủ sở hữu bình quân
Tài sản bình quân/vốn chủ sở hữu bình quân cũng là một trong 5 yếu tố cấu thành nên ROE. Chỉ số này còn được gọi là đòn bẩy tài chính. Đòn bẩy tài chính cao chứng tỏ doanh nghiệp đang vay vốn bên ngoài nhiều để hoạt động kinh doanh.
4.3. Tính toán khả năng thanh toán lãi vay
Thông qua khả năng thanh toán lãi vay, nhà đầu tư có thể biết được lợi nhuận thu được của doanh nghiệp có đủ để thanh toán các khoản nợ hay không. Khả năng thanh toán lãi vay được tính theo công thức:
Khả năng thanh toán lãi vay = EBIT/Chi phí lãi vay
Chỉ số khả năng thanh toán lãi vay cao chứng tỏ doanh nghiệp có đủ khả năng để trả các khoản nợ của mình.
4.4. Chỉ số EV/Ebit
EV/Ebit là một trong những chỉ số dùng để định giá doanh nghiệp trong quá trình đầu tư cổ phiếu của các nhà đầu tư. Trong đó, EV là giá trị doanh nghiệp được tính bằng công thức:
EV = (Giá cổ phiếu x Số lượng cổ phiếu đang lưu hành) + Vay ngắn hạn và dài hạn + Lợi ích cổ đông thiểu số + Giá trị thị trường của cổ phiếu ưu đãi – Tiền và các khoản tương đương tiền.
Chỉ số EV/Ebit giúp các nhà đầu tư biết được thời gian để có thể thu hồi vốn từ việc mua lại doanh nghiệp trong điều kiện Ebit không thay đổi. Như vậy, giá trị EV/Ebit càng thấp sẽ càng có lợi cho nhà đầu tư.