Vi phạm pháp luật là gì? Cấu thành của vi phạm pháp luật

0 2.296

1. Những dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật

Nhà nước nào cũng mong muốn là pháp luật do mình bao hành phải được tôn trọng và thực hiện nghiêm minh, vì vậy nhà nước nào cũng đấu tranh phòng và chống vi phạm pháp luật, đặc biệt là tội phạm. Để xoá bỏ hiện tượng vi phạm pháp luật trước hết cần tìm hiểu bản chất, những đặc điểm (dấu hiệu của chúng để rồi tìm cách loại bỏ những nguyên nhân, điều kiện đã sinh ra chúng. Do vậy, nghiên cứu vấn đề vi phạm pháp luật có ý nghĩa rất lớn trong việc để ra những biện pháp hữu hiệu để đấu tranh phòng và chống vi phạm pháp luật trong xã hội:

Không giống với các cuộc cách mạng là sự đấu tranh của cả một giai cấp hay dân tộc nhằm lật đổ cả một chế độ xã hội cũ để xây dựng một chế độ xã hội mới, mang tính tiến bộ vì sự phát triển đi lên của xã hội, vi phạm pháp luật chỉ là một hiện tượng xã hội mang tính tiêu cc, một tệ nạn trong xã hội. Vi phạm pháp luật chỉ là những hành vi phản ứng tiêu cực của một số cá nhân hoặc tổ chức đi ngược lại với ý chỉ nhà nước được thể hiện trong các quy phạm pháp luật. Những phản ứng có tính chất tiêu cực đó luôn gây hại cho nhà nước, xã hội và công dân, do vậy chúng luôn bị nhà nước, xã hội và công dân lên án, đấu tranh đòi hỏi phải loại bỏ chúng ra khỏi đời sống xã hội.

Vi phạm pháp luật là một hiện tượng xã hội có những dấu hiệu cơ bản sau: là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật, có lỗi chủ thể thực hiện phải năng lực trách nhiệm pháp lý.

+ Thứ nhất, là thành vi nguy hiểm cho xã hội. Như ta đã biết các quy định của pháp luật được đặt ra là để điều chỉnh hành vi của con người. Cho nên vi phạm pháp luật trước hết phải là hành vi của con người hoặc là hoạt động của các quan nhà nước, các tổ chức xã hội… (các chủ thể pháp luật ) nguy hiểm hoặc có khnăng gây nguy hiểm cho xã hội. Khi xác định vi phạm pháp luật thì dấu hiệu hành vi là không thể thiếu được, nói cách khác, không có hành vi nguy hiểm của con người thì không có vi phạm pháp luật. Hành vi đó có thể biểu hiện bằng hành động hoặc không hành động của các chủ thẻ pháp luật. Pháp luật không điều chỉnh những suy nghĩ hoặc những đặc tính cá nhân khác của con người nếu như những đặc tính đó không biểu hiện thành các hành vi cụ thể của họ. Vì thế, suy nghĩ, tình cảm, những đặc tính cá nhân khác của con người và cả sự biến cho dù có nguy hiểm cho xã hội cũng không bị coi là vi phạm pháp luật.

+ Thứ hai, trái pháp luật xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo v. Vi phạm pháp luật không những phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội của các chủ thể pháp luật, mà hành vi đó còn phải trái với pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ. Vì vậy, những hành vi hợp pháp hay hành vi trái với các quy định của các tổ chức xã hội, trái với quy tắc tập quán, đạo đức, tín điều tôn giáo… mà không trái pháp luật thì không bị coi là vi phạm pháp luật. Hành vi trái pháp luật ở những mức độ khác nhau đều xâm hại tới những quan hệ xã hội mà mỗi nhà nước xác lập và bảo vệ. Một cách khái quát, những mà pháp luật không cấm, không xác lập và bảo vệ thì dù có làm trái, có xâm hại cũng không bị coi là vi phạm pháp luật. Như vậy, tính trái pháp luật là dấu hiệu không thể thiếu của hành vi bị coi là vi phạm pháp luật.

+ Thứ ba, có lỗi của chủ thể. Dấu hiệu trái pháp luật mới chỉ là biểu hiện bên ngoài của hành vi, để xác định vị phạm pháp luật cần xem xét cả mặt chủ quan của hành vi, nghĩa là, xác định lỗi (xác định trang thái tâm lý) của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật đó, Lôi là yếu tố chủ quan thể hiện thái độ của chủ thể đi với hành vi trái pháp luật của mình. Nếu một hành vi trái pháp luật được thực hiện do những điều kiện và hoàn cảnh khách quan, chủ thể hành vi đó không cố ý và cũng không vô ý thực hiện hoặc không thể ý thức (nhận thức) được, từ đó không thể lựa chọn được các xử sự theo yêu cầu của pháp luật thì chủ thể hành vi đó không bị coi là lỗi hành vi đó không bị coi là vi phạm pháp luật. Kể cả những hành vi trái pháp luật mà chủ thể bị buộc phải thực hiện trong điều kiện bất khả kháng cũng có thể không bị coi là vi phạm pháp luật. Như vậy, những hành vi trái pháp luật mang tính khách quan, không có lối của chủ thể thực hiện hành vi đó (chủ thể không cố ý và cũng không Vô ý thực hiện) thì không bị coi là vi phạm pháp luật. Từ đó có thể khẳng định là tất cả mọi vi phạm pháp luật trước hết phải là hành vi trái pháp luật, nhưng ngược lại, không phải tất cả mọi hành vi trái pháp luật đều bị coi là vi phạm pháp luật, Chi những hành vi trái pháp luật nào có lỗi (được chủ thể thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý) mới có thể bị coi là vị phạm pháp luật.

+ Thứ tư, có thể có năng lực trách nhiệm pháp lý. Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng phải chịu trách nhiệm pháp lý của chủ thể do nhà nước quy định. Thông thường nhà nước chỉ quy định sự độc lập phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình đối với những người khả năng tự lựa chọn được cách xử sự và có tự do ý chí, nói khác đi, người đó phải khả năng nhận thức, điều khiển được hành vi của mình, có điều kiện lựa chọn và quyết định cách xử sự cho mình và chịu trách nhiệm độc lập về hành vi của mình. Do vậy, pháp luật chỉ quy định năng lực trách nhiệm pháp lý cho những người đã đạt được một độ tuổi nhất định, có khả năng lý trí và có tự do ý chí. Đối với trẻ em ít tuổi có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình, nhưng do chưa phát triển đầy đủ về thể lực, trí lực tâm sinh lý nên chúng chưa có khả năng nhận thức và đánh giá được hết những hậu quả do hành vi của chúng gây ra cho xã hội nên nhà nước không bắt chúng phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của mình, không quy định năng lực phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với chúng. Độ tuổi phải chu trách nhiệm pháp của con người được pháp luật quy định khác nhau trong mỗi loại quan hệ xã hội khác nhau hoặc phụ thuộc vào tầm quan trọng, tính chất của quan hệ xã hội đó. Đối với những người do mất khả năng nhận thức hoặc khả năng lựa chọn, điều khiển hành vi của mình ở thời điểm khi thực hiện hành vi đó thì pháp luật cũng quy định họ không có năng lực trách nhiệm pháp lý, do vậy họ không phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với trường hợp đó. Chẳng hạn, Điều 12 Bộ luật Hình sự Việt Nam quy định: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm nhất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều kiet hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Mỗi nhà nước khác nhau thì có quy định khác nhau về bảng lực trách nhiệm pháp lý. Như vậy, những hành vi trái pháp luật nhưng khi thực hiện chúng các chủ thể không có hoặc chưa có năng lực trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật thì không bị coi là vi phạm pháp luật.

Tóm lại, vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có li do có thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xám hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Hình minh họa. Vi phạm pháp luật là gì? Cấu thành của vi phạm pháp luật

2. Cấu thành vi phạm pháp luật

Là một skiện pháp lý, vi phạm pháp luật được cấu thành bởi: Mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể vi phạm pháp luật.

2.1. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật

Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm pháp luật. Nó gồm những yếu tố sau:

– Hành vi trái pháp luật. Bất kỳ một vi phạm pháp luật nào cũng được cu thành bởi hành vi trái pháp luật, nghĩa là, nếu trong thực tế không tồn tại hành vi trái pháp luật của cá nhân hoặc hoạt động trái pháp luật của tổ chức cụ thể nào đó thì không có vi phạm pháp luật xảy ra.

Hậu quả (sự thiệt hại) do hành vi trái pháp lut y ra cho xã hội. Hành vi trái pháp luật ở những mức độ khác nhau đều nguy hiểm và gây hại cho xã hội. Tính nguy hiểm của hành vi trái pháp luật thể hiện ở chỗ nó đã hoặc có nguy cơ gây ra những thiệt hại về vật chất, về tinh thần những thiệt hại khác cho xã hội. Mức độ nguy hiểm của hành vi trái pháp luật được xác định phụ thuộc vào tính chất và mức độ thiệt hại thực tế hoặc nguy cơ gây hại cho xã hội mà hành vi trái pháp luật đó gây ra.

– Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với hậu quả (sự thiệt hại) mà nó gây ra cho xã hội. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với hậu quả mà nó gây ra cho xã hội thể hiện ở chỗ sự thiệt hại của xã hội là do chính hành vi trái pháp luật đó trực tiếp gây ra, nói cách khác, sự thiệt hại của xã hội xảy ra là hậu quả tất yếu của hành vi trái pháp luật. Nếu giữa hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại của hội không có mối quan hệ nhân quả thì sự thiệt hại của xã hội không phải do hành vi trái pháp luật đó – trực tiếp gây ra mà có thể do những nguyên nhân khác.

Ngoài ra trong mặt khách quan của vi phạm pháp luật còn có các yếu tố khác như thời gian, địa điểm và cách thức vi phạm…

2.2. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật

Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện tâm lý bên trong của chủ thể vi phạm pháp luật. gồm những yếu tố sau:

– Lỗi ca chủ thể vi phạm pháp luật. Lõi là trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi vi phạm của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra. Lôi thể hiện thái độ tiêu cực của chủ thể đối với xã hội. Phụ thuộc vào mức độ tiêu cực trong thái độ của chủ thể khoa học pháp lý chia lôi ra thành hai loại: lỗi cố ý và lỗi vô ý. Lôi cố ý có thể là cố ý trực tiếp hoặc có ý gián tiếp. Lỗi vô ý thể là vô ý vì quá tự tin hoặc ý do cẩu thả.

+ Lỗi cố ý trực tiếp: Chủ thể vi phạm nhận thức hành vị của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra và mong muốn điều đó xảy ra.

+ Lỗi cố ý gián tiếp: Chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra, nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.

+ Lỗi ý vì quá tự tin: Chủ thể vi phạm nhận thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng hy vọng, tin tưởng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc Có thể ngăn chặn được.

+ Lỗi vô ý cẩu tả: Chủ thể vi phạm đã không nhận thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra, mặc dù có thể hoặc cần phải nhận thấy trước hậu quả đó.

– Động cơ vi phạm. Động cơ được hiểu là cái (động lực) thúc đẩy chủ thế thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Thông thường khi thực hiện vi phạm pháp luật chủ thể thường được thúc đẩy bởi một động cơ nhất định nào đó. Động cơ đó có thể là vụ lợi, trả thù, đê hèn…

– Mc đích vi phạm. Mục đích là kết quả cuối cùng mà trong suy nghĩ của mình chủ thể mong muốn đạt được khi . thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Mục đích vi phạm của chủ thể cũng thể hiện tính chất nguy hiểm của hành vi. Tuy nhiên, cần chú ý là không phải khi nào kết quả mà chủ thể vi phạm đạt được trong thực tế cũng trùng hợp với mục đích mà chủ thể vi phạm mong muốn đạt được. Chẳng hạn, A chỉ muốn làm B đau (mục đích gây thương tích) nhưng kết quả thực tế B chết (cái chết của B nằm ngoài mong muốn của A). Hoặc M muốn giết chết N (mục đích giết người), nhưng kết quả thực tế N không chết (việc N không chết là nằm ngoài mong muốn của M).

2.3. Chủ thể vi phạm pháp luật

Chủ thể vi phạm pháp luật có thể là cá nhân hoặc tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý, nghĩa là theo quy định của pháp luật thì họ phải chịu trách nhiệm đối với hành vi trái pháp luật của mình trong trường hợp đó. Ở mỗi loại vi phạm pháp luật đều có cơ cấu chủ thể riêng, chúng sẽ được xem xét tỉ mỉ ở các ngành khoa học pháp lý cụ thể.

2.4. Khách thể vi phạm pháp luật

Khách thể vi phạm pháp luật là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, nhưng bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại. Những quan hệ xã hội khác nhau thì có tính chất và tầm quan trọng khác nhau, do vậy, tính chất và tầm quan trọng của khách thể cũng là những yếu tố để xác định mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật.

Những vấn đề về mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể, khách thể của vi phạm pháp luật sẽ được làm rõ khi xem xét từng loại vi phạm pháp luật cụ thể. Vì vậy, ở đây chỉ nêu những vấn đề chung nhất của cấu thành vi phạm pháp luật.

3. Phân loại vi phạm pháp luật

Hiện tượng vi phạm pháp luật trong hội rất đa dạng, do vậy cũng có rất nhiều cách để phân loại chúng.

+ Căn cứ vào các loại quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ bị xâm hại có thể phân loại vi phạm pháp luật thành vi phạm pháp luật về tài chính, vi phạm pháp luật về lao động, vi phạm pháp luật về đất đai v.v..

+ Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi có thể phân loại vi phạm pháp luật thành tội phạm và các vị phạm pháp luật khác. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cao độ cho xã hội (về nội dung thể hiện ở tính chất của các quan hệ xã hội mà nó xâm hại, tính chất và mức độ thiệt hại mà nó gây ra cho xã hội..., về hình thức thể hiện ở chỗ chúng được quy định trong luật hình sự). Các vi phạm pháp luật khác không phải là tội phạm thì mức độ nguy hiểm không ca) bằng tội phạm được quy định trong các ngành luật khác.

+ Thông thường vi phạm pháp luật được phân chia thành bốn nhóm cơ bản sau:

– Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được pháp luật hình sự quy định, do người có năng lực trách nhiệm hìuh sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của Công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật.

Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.

Vi phạm dân sự những hành vi trái pháp luật, có lỗi xâm hại tới những quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân liên quan tới tài sản, quan hệ phi tài sản…

Vi phạm kỷ lut nhà ớc là những hành vi có lỗi trái với những quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ bộ cơ quan, xí nghiệp, trường học..., nói cách khác, là không thực hiện đúng kỷ luật lao động, học tập, phục vụ được đề ra trong cơ quan, xí nghiệp, trường học đó… Cần chú ý là chủ thể vi phạm kỷ luật chỉ có thể là cá nhân, tập thể (cán bộ. Công nhân, công chức, học sinh…) quan hệ ràng buộc (phụ thuộc) với quan, xí nghiệp, trường học... nào đó.

Trong mỗi loại vi phạm pháp luật nói trên còn có thể phân chia thành từng nhóm nhỏ hơn. Chẳng hạn, trong Bộ luật hình sự Việt nam tội phạm còn được thành các nhóm nhỏ như: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người; các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của Công dân; các tội xâm phạm sở hữu…

Vi phạm pháp luật là sự kiện pháp lý và là cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý.

5/5 - (100 bình chọn)


 
LƯU Ý: Nội dung bài viết trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung bài viết trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: info@hilaw.vn
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Hỗ trợ chúng tôi bằng cách tắt TRÌNH CHẶN QUẢNG CÁO của bạn!

Cảm ơn bạn đã chọn website HILAW.VN!
Có vẻ như bạn đang sử dụng trình chặn quảng cáo. Quảng cáo tài trợ kinh phí cho website chất lượng và hoạt động tốt hơn.
Vui lòng cho phép quảng cáo để tiếp tục thưởng thức những thông tin pháp luật mới nhất mỗi ngày.

0
Bình luận tại đây hoặc Hỗ trợ trực tiếp qua zalo: 096.690.2248x